Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

      Bài phản hồi của thượng nghị sĩ James Webb đăng trên tờ Wall Street Journal có đưa ra một lời cảnh báo mạnh mẽ dành cho người sẽ làm ông chủ Phòng Bầu dục của Nhà Trắng sau ngày nhậm chức tháng Giêng...

...dù đó là tổng thống Obama đương nhiệm trong nhiệm kỳ thứ hai hay đối thủ Mitt Romney của đảng Cộng hòa trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Jim Webb, Đảng viên Dân chủ bang Virginia, người sẽ rời chiếc ghế tại Thượng viện sau cuộc bầu cử tháng 11, kêu gọi quan tâm tới việc Trung Quốc ngày càng quả quyết trong việc áp đặt các tuyên bố chủ quyền tại khu vực rộng lớn và xa xôi ở châu Á, bao gồm 200 đảo (trong nhiều trường hợp chỉ là những đảo đá nhỏ không người sinh sống nhưng quan trọng về chiến lược) và hai triệu km2 biển.
Vị nghị sĩ này viết: "Vì tất cả những mục đích thực tế, Trung Quốc đã đơn phương quyết định sáp nhập một khu vực trải rộng từ một bên của Đông Á là Philippine, kéo dài xuống phía nam, tới tận eo biển Malacca". Yêu sách chủ quyền lãnh thổ "hoành tráng" này, bao gồm gần như toàn bộ Biển Đông, xung đột với tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng với Trung Quốc trong khu vực, bao gồm Việt Nam, Nhật Bản và Philippine.
Bất chấp những phản đối từ các bên, Trung Quốc đã thành lập một "thành phố" mới gọi là "Tam Sa", với trụ sở đặt tại một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và chịu sự quản lý trực tiếp của chính quyền trung ương Trung Quốc tại Bắc Kinh.
Quần đảo Hoàng Sa cách phần cực nam của lãnh thổ Trung Quốc hơn 200 dặm (hơn 320km) về phía nam, và trong suốt nhiều thập niên Việt Nam luôn tuyên bố chủ quyền. Nhưng từ nay, các đảo này sẽ có tòa nhà văn phòng của 45 nghị sĩ Trung Quốc được bổ nhiệm quản lý cơ quan hành chính mới này, cùng với một Ủy ban thường trực gồm 15 thành viên, một thị trưởng và một phó thị trưởng.
Điều rủi ro ở đây chính là vấn đề khả năng kiểm soát các tuyến đường biển, quyền khai thác cá và trữ lượng khoáng sản lớn, cũng như vấn đề ai sẽ nắm ưu thế chiến lược trong khu vực. Trung Quốc dường như có xu hướng muốn giành giật sự thống trị chiến lược đó với Mỹ để có thể trở thành cường quốc chi phối khu vực. Và như vậy khả năng duy trì ổn định - và cả thịnh vượng - trong mấy thập niên gần đây của Mỹ trong khu vực sẽ biến mất.

      


Ông Jim Webb không phải là người đầu tiên đưa ra một lời cảnh báo như vậy, nhưng bài viết của ông nhấn mạnh thực tiễn trung tâm trong vở kịch đang diễn ra này - nghĩa là, vở kịch đang diễn ra nhanh hơn đa số người Mỹ nhận ra.
Châu Á đang chờ xem liệu Mỹ, như cách nói của nghị sĩ Jim Webb, "có đáp ứng vai trò dù không dễ chịu những cần thiết là người đảm bảo ổn định cho Đông Á hay không, hay liệu khu vực sẽ một lần nữa bị chi phối bởi tình trạng gây hấn và đe dọa".
Trung Quốc hiện nay thể hiện là mối đe dọa địa chính trị cơ bản nhất đối với Mỹ, và từ rất lâu rồi người ta mới thấy cần thiết Mỹ phải cứng rắn và lý trí như hiện nay trong vấn đề mối thách thức Bắc Kinh. Do vậy, vị tổng thống của năm tới không chỉ phải đối phó với thách thức này, mà ông còn phải trang bị cho đất nước sẵn sàng đương đầu với nó. Điều đó có nghĩa là Mỹ sẽ phải thực hiện những yêu cầu chính sách cấp bách.
Thoát khỏi Afghanistan một cách êm đẹp: Khi nhậm chức, Tổng thống Obama đẩy cao sứ mệnh Afghanistan để tiến hành một nỗ lực chống nổi dậy có ý nghĩa quan trọng, nghĩa là tập trung vào xây dựng đất nước. Kể từ đó, ông đã hạ thấp dần sứ mệnh này theo khái niệm gọi là "Afghanistan đủ tốt". Ý nghĩa chính xác của cum từ đó là gì không được vị tổng thống này công bố rõ, nhưng ông đã nói, đến cuối năm 2014, Afghanistan sẽ "chịu trách nhiệm hoàn toàn cho an ninh của mình".
Vì mối đe dọa Trung Quốc, "Afghanistan đủ tốt" đã thực sự chưa đủ tốt. Và thời hạn 2014 mơ hồ, việc không có lời giải thích rõ ràng Mỹ sẽ tiếp tục nỗ lực như thế nào sau thời điểm đó, rõ ràng chưa thể mang đến sự minh bạch chính sách mà nước này cần. Trong cuốn sách về chính sách đối ngoại của Obama, Confront and Conceal (Đối đầu và Che giấu), tác giả David E. Sanger của tờ New York Times viết, trong vòng một chục năm tới, du khách ghé thăm đất nước này sẽ gần như không còn thấy dấu vết gì từ cuộc thí nghiệm của Mỹ tại đây - "ngoài những thiết bị và căn cứ quân sự".
Tuy vậy, trên thực tế, Afghanistan gần như không cần các căn cứ Mỹ. Al Qaeda đã bị xóa sạch khỏi khu vực (mặc dù vẫn còn gây rắc rối ở một số nơi); Taliban không còn là mối đe dọa lớn đối với Mỹ; Afghanistan sẽ đi trên con đường của mình, như họ đã đi trong bao thế kỷ qua bất chấp những nỗ lực khuất phục đất nước của họ; và Mỹ không đủ sứ duy trì một nỗ lực như vậy về cả xương máu, tiền của và sự tập trung.
Thương lượng với Nga: Trong cuốn sách mới đây, The Revenge of Geography (Sự trả thù địa lý), Robert D. Kaplan viết, sở dĩ trung Quốc có khả năng triển khai lực lượng ra Thái Bình Dương là nhờ họ đã làm chủ được tình hình tại các biên giới đất liền Trung Á, "từ Mãn Châu Lý (Manchuria, thuộc Đông Bắc Á, một phần thuộc đông bắc Trung Quốc, một phần thuộc Viễn Đông của Nga) vòng ngược trở lại Tây Tạng". Ông giải thích: "Chỉ cần tiến ra biển với một phong thái như vậy, Trung Quốc đã chứng tỏ vị thế lợi thế của mình trên đất liền tại trung tâm của châu Á". Nhưng lợi ích của Nga sẽ không phải là cho phép Trung Quốc ung dung tự tại ở biên giới phía tây của mình, để mà thuận lợi tăng cường ảnh hưởng tại  Trung Á và kiểm soát việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên quý giá tại đó. Mỹ (và cả Nga) cũng không có lợi ích khi để Trung Quốc cứng rắn trong các yêu sách chủ quyền lãnh thổ tại Thái Bình Dương chỉ vì cảm thấy an toàn với tình hình đất liền của mình.
Do vậy, nếu Trung Quốc trở thành mối đe dọa chiến lược lớn nhất đối với Mỹ, một mối quan hệ vững chắc với Nga chính là yêu cầu chiến lược cấp bách nhất. Đã đến lúc Mỹ bỏ qua những sự không hài lòng với các vấn đề quản trị và nạn tham nhũng của Nga. Dù Nga có thể gây phiền toái, nhưng gần như không mang tính thách thức như thời kỳ Franklin Roosevelt và Winston Churchill trong chiến tranh thế giới thứ hai. Là một cường quốc khu vực, Nga có lợi ích khu vực chính đáng, và Mỹ nên thừa nhận chúng và lưu tâm trong nỗ lực thiết lập một mối quan hệ chắc chắn và đôi bên cùng có lợi với Nga - một mối quan hệ, nếu cần thiết, có thể giúp ích trong bất kỳ cuộc đối đầu nào trong tương lai với Trung Quốc.
Tránh chiến tranh với Iran: Mỹ hiện đang trên đường tham chiến với Iran, và đó là con đường được trải sẵn bởi Israel, nước đã đưa ra lời đe dọa về khả năng đơn phương tấn công chống lại Iran để khiêu khích lập trường của Mỹ đối với quốc gia Hồi giáo này. Cho đến nay, Thủ tướng Israel  Benjamin Netanyahu đã thuyết phục thành công Obama không cho Mỹ có bất kỳ ý định nào chấp nhận một Iran có vũ khí hạt nhân (không đồng nghĩa với một chính sách răn đe).
Điều đặt ra câu hỏi liệu Mỹ có nên cho phép - hay liệu Iran có chấp nhận - một mức độ làm giàu uranium thấp hơn chỉ phục vụ cho mục đích hòa bình. Netanyahu phản đối cách tiếp cận như vậy, và cho rằng cách tiếp cận như vậy chưa chắc sẽ mở đường cho việc giải quyết hòa bình vấn đề này trong mọi trường hợp. Nhưng những lệnh chừng phạt quyết liệt hiện nay sẽ không tự nó giúp đạt được một phản ứng như mong muốn từ phía Iran nếu phản ứng đó bị cho là một sự xỉ nhục đối với Iran.
Đó là lý do cách tiếp cận làm giàu uranium vì mục đích hòa bình sẽ giúp mở lối cho tư duy của Mỹ về vấn đề này, ngay cả khi nó có nghĩa là một sự đoạn tuyệt thẳng thừng với Netanyahu. Người Mỹ sẽ ủng hộ tổng thống trong những trường hợp như vậy nếu tổng thống có thể xóa đi những rủi ro liên quan. Các nhà lãnh đạo Mỹ không nên dấn sâu vào những hoạt động huyên náo của báo chí như trong trang bìa tuần trước của tờ The Weekly Standard, đăng một bức ảnh lãnh tụ tối cao của Iran Ali Khamenei dưới dòng tít: "Kẻ nguy hiểm nhất thế giới". Nhưng thực tế, mối đe dọa lớn nhất của Mỹ ở cách xa con người này hàng nghìn dặm. Và Mỹ không nên cố đối đầu quân sự với Iran, nếu có thể tránh được, bởi một cuộc xung đột như vậy sẽ phá tan nền kinh tế toàn cầu và có khả năng gây bất ổn lan rộng trong khu vực.
Mỹ không nên giẫm chân lên đất Hồi giáo nữa: Trung Đông đang trong mớ bòng bong, cả khu vực đang trong nguy cơ bị bất ổn bởi nội chiến Syria. Các sự kiện tại đây có thể giáng một đòn mạnh vào lợi ích của Mỹ, phương Tây và phần lớn các nước công nghiệp. Hành động quân sự của Mỹ thực tế tỏ ra là cần thiết để ổn định khu vực nhưng Mỹ nên cố hết sức để tránh một biện pháp như vậy. Một sự can thiệp nữa của Mỹ vào khu vực sẽ gây kích động phong trào chống đối rất cao. Nhưng việc đứng ngoài và quan sát cũng không phải là một chính sách hợp lý. Tình hình hiện nay đòi hỏi những nỗ lực khôn khéo, sáng tạo và âm thầm, luôn phối hợp với các cường quốc hồi giáo trong khu vực, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ, để tránh một kết cục tồi tệ nhất và giữ tình hình Iran dưới tầm kiểm soát tốt nhất có thể. nên hết sức hạn chế áp lực đòi Mỹ tham gia vào Syria vì lý do nhân đạo cũng.
Nhu cầu tăng trưởng kinh tế: Obama chưa phải là một tổng thống thành công trên mặt trận kinh tế. Tăng trưởng kinh tế yếu đuối trong gần như suốt giai đoạn ông làm tổng thống. Điều này đòi hỏi phải thay đổi lập tức. Nhưng giải quyết vấn đề tăng trưởng không gây trầm trọng thêm vấn đề nợ vốn rất gay gắt của nước này sẽ không dễ dàng. Đó là lý do tại sao nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo phải dành nhiều thời gian cho một cuộc cải cách tài chính toàn diện nhằm giải quyết tình trạng chi tiêu liên bang không kiểm soát và một cuộc cải cách thuế toàn diện để vừa giảm thuế vừa xóa bỏ phần lớn những ưu đãi thuế, bao gồm nhiều ưu đãi bị coi là không thể đụng chạm trong suốt nhiều thập niên. Chỉ có cách khôi phục lại sức mạnh tài chính Mỹ mới có thể đối phó với các thánh thức lớn kiểu như đang xuất hiện tại châu Á. Nhưng điều này đòi hỏi một sự ủng hộ rộng rãi cho vai trò lãnh đạo của tổng thống, một thứ lãnh đạo mà nước Mỹ đã không thấy từ lâu.
Như bài viết của Webb trên Wall Street Journal vừa làm rõ, Obama đã khôn ngoan khi kịp thời "chuyển hướng trọng tâm" về châu Á. Nhưng như vậy đơn giản là chưa đủ nếu chỉ chuyển trọng tâm, thiếu quyết liệt trong chính sách đối ngoại châu Á và những tuyên bố về các vấn đề. Như Webb viết, "Vấn đề là liệu Trung Quốc năm 2012 có thực sự muốn giải quyết các vấn đề thông qua các chuẩn mực quốc tế được chấp nhận, và liệu nước Mỹ năm 2012 có ý chí và khả năng khẳng định cách tiếp cận này chỉ là con đường dẫn tới ổn định hay không".
Chính sách giải quyết thách thức này của Mỹ vẫn còn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Nó đòi hỏi ngoại giao khôn khéo, hợp lý, linh hoạt nhưng cũng cứng rắn, kết hợp với quyết tâm và hiểu biết rõ ràng về những rủi ro liên quan. Nhưng cũng cần phải nhận ra rằng Mỹ phải tập trung vào các ưu tiên, phải chấp nhận không thể làm mọi thứ ở mọi nơi trên thế giới, và phải tránh mất tập trung khi đối mặt với những thách thức khó khăn nhất. Trong số những thách thức, không có thách thức nào cấp bách cần giải quyết hiện nay hơn thách thức Trung Quốc. 
 Robert W. Merry là biên tập của tờ The National Interest và tác giả của nhiều cuốn sách về lịch sử và chính sách đối ngoại nước Mỹ. Tác phẩm mới nhất của ông là Where They Stand: The American Presidents in the Eyes of Voters and Historians.
Theo Đình Ngân
Nationalinterests/Tuanvietnam

(Dân trí) - Nhân ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã thay mặt Tổng thống Obama gửi lời chúc mừng đến người dân Việt Nam.

                         Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton

                                                Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton

Bà nhắc lại chuyến đi Việt Nam hồi tháng 7 để duyệt lại các tiến bộ đạt được kể từ khi Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ cách đây 17 năm.

Trao đổi thương mại từ chỗ hầu như không đạt được bao nhiêu năm 1995 nay đã lên đến gần 22 tỉ đôla mỗi năm.

Bà nhắc lại Hoa Kỳ và Việt Nam đã hợp tác về nhiều mặt, từ phát triển an ninh hàng hải, cải tiến y tế công cộng, cứu trợ thiên tai, giáo dục. Bà cho biết năm nay cũng là năm thứ 20 của chương trình Fulbright, đã đưa nhiều người lãnh đạo Việt Nam hiện nay và trước đây sang Mỹ học.

Gần 15.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Mỹ, con số này ngày càng tăng, khiến cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước được tăng cường.

Theo Ngoại trưởng Clinton, trong năm sắp tới, hai nước sẽ có thêm những cuộc trao đổi giữa người dân với người dân, mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác.

Bà nói Hoa Kỳ mong muốn thắt chắt quan hệ chiến lược giữa hai nước dựa trên sự tương kính và ước muốn chung là xây dựng hòa bình và ổn định trên khắp châu Á Thái Bình Dương.

Vũ Quý
Theo AP, Bộ Ngoại giao Mỹ

Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc công bố mời thầu dầu khí gần quần đảo Hoàng Sa là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, và yêu cầu hủy ngay việc mời thầu này.

Ngày 31/8, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 28/8, Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế 26 lô dầu khí, trong đó có lô dầu khí 65/12 nằm cách đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:
“Việc Trung Quốc mời thầu quốc tế tại lô dầu khí nói trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, trái với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước; đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), là hành động phi pháp và không có giá trị".
Việt Nam phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu quốc tế lô dầu khí này, thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.
Nhóm đảo An Vĩnh, trong đó có đảo Cây, nhìn từ trên không. Ảnh: Oceandots
Việt Nam nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thành lập trụ sở của cái gọi là chính quyền thành phố Tam Sa trên đảo, thiết lập cơ sở đồn trú quân sự cũng như xây dựng các công trình hạ tầng trên Hoàng Sa. Việt Nam phản đối những hành động này.
Trong số 26 lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc mời có 22 lô trên Biển Đông, một lô ở vịnh Bột Hải và số còn lại ở biển Hoa Đông, gần nơi có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản.
Hồi tháng 6, cũng công ty này đã ngang nhiên gọi thầu quốc tế đối với 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, một hành động bị Việt Nam cũng như nhiều chuyên gia, học giả quốc tế phản đối mạnh mẽ.
Thanh Mai

 

2012 là năm chứng kiến sự ra đi của hàng loạt những phóng viên chiến trường lừng danh của hãng tin AP, họ đều là những nhà báo từng tác nghiệp tại cuộc chiến tranh Việt Nam.

Phóng viên Goerge Esper ra đi hồi tháng Hai. Một tháng sau nhà văn chiến trường Roy Essoyan qua đời. Huyền thoại phóng viên ảnh chiến trường Horst Faas ra đi hồi tháng Năm. Và mới đây nhất, Malcolm Browne, phóng viên từng chụp những bức hình lịch sử, trong đó hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu - một biểu tượng của cuộc chiến tranh phi nghĩa tại Việt Nam cũng mới qua đời trong ngày thứ Hai 27/8 vừa qua.
                          Nhà văn chiến trường Roy Essoyan (Ảnh chụp năm 1982)

Nhà văn chiến trường Roy Essoyan (Ảnh chụp năm 1982)

                            Nhà văn chiến trường Roy Essoyan (Ảnh chụp năm 1982)
George Esper ghi lại hình ảnh một lính thuỷ Mỹ với cây súng trường, cờ Mỹ trên ba-lô và dòng chữ “Goodbye Vietnam” (Tạm biệt Việt Nam) trên mũ.
Sự ra đi của họ là sự ra đi của một thế hệ vĩ đại những phóng viên quả cảm ngoài chiến trường, những người đã mạo hiểm cả sinh mạng để đưa tin một cách chân thực nhất về cuộc chiến khốc liệt tại Việt Nam.
Cuộc đời và sự nghiệp của họ là một điều hoàn toàn mới mẻ, chưa từng có tiền lệ trước đó. Ống kính của họ chạm tới những góc sâu kín nhất trong cuộc chiến khiến người xem như được tận mắt chứng kiến những gì đang diễn ra ngoài chiến trường. Phải làm việc trong điều kiện đầy khó khăn, nguy hiểm, những tác phẩm của họ đã đưa lại một chuẩn mực mới về báo chí chiến trường và truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ nhà báo.
Richard Pyle, một phóng viên của AP, từng theo sát cuộc chiến tranh Việt Nam trong 5 năm, từng là đại diện của chi nhánh AP tại TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Chúng tôi đã mất đi bốn phóng viên huyền thoại trong năm nay. Dường như có một tay lính bắn tỉa đang hạ gục dần thế hệ chúng tôi.”
Phóng viên George Esper là người đưa tin nhiều nhất về cuộc chiến tại Việt Nam, nhiều hơn bất cứ phóng viên nào cùng thời với ông. Esper đã đồng hành cùng Việt Nam trong suốt 10 năm của cuộc chiến và khi được gọi quay về nước năm 1975, ông vẫn từ chối để ở lại Việt Nam thêm một thời gian nữa. Esper còn quay lại Việt Nam một lần nữa năm 1993 để mở văn phòng đại diện của AP tại Hà Nội.
                          Bức ảnh chụp ngày 1/1/1966, George Esper chụp với một cậu bé người Việt ở tỉnh Quảng Ngãi.

Bức ảnh chụp ngày 1/1/1966, George Esper chụp với một cậu bé người Việt ở tỉnh Quảng Ngãi.
Là phóng viên ảnh chủ chốt của AP tại Sài Gòn trong suốt một thập kỷ kể từ năm 1962, Faas đã từng bị thương nghiêm trọng trên chiến trường năm 1967 nhưng may mắn ông vẫn sống sót để tiếp tục sứ mệnh đưa tin của mình. Trong suốt sự nghiệp, ông giành được rất nhiều giải thưởng với những tác phẩm ảnh thực hiện tại Việt Nam, trong đó có hai giải danh giá Pulitzer dành cho những cống hiến trong lĩnh vực báo chí.
                               Phóng viên ảnh huyền thoại Horst Faas

Phóng viên ảnh huyền thoại Horst Faas

                             Phóng viên ảnh huyền thoại Horst Faas

Bức ảnh được chụp ngày 19/3/1964, bức ảnh đem về cho Horst Faas giải Pulitzer đầu tiên: Một người cha ôm thi hài đứa con trong tay và đưa ra trước mặt quân Cộng hoà - những kẻ đang thản nhiên ngồi trên xe bọc thép. Đứa trẻ đã bị giết khi đội quân này thực hiện cuộc truy lùng quân du kích tại một ngôi làng gần biên giới Campuchia.
                                  Phóng viên ảnh huyền thoại Horst Faas

Bức ảnh được chụp ngày 9/1/1964, một lính Cộng hoà dùng cán dao đập vào đầu và mặt một người nông dân vì người này đã đưa ra thông tin sai về hoạt động của Việt Minh tại địa phương mình.
Browne nổi tiếng nhất với bức ảnh hoà thượng tự thiêu. Bức ảnh đã xuất hiện trên trang bìa của nhiều tạp chí trên thế giới khi đó, nó khiến cả Nhà Trắng phải rùng mình và khiến tổng thống John F. Kennedy phải ra lệnh điều tra lại những hoạt động của lính Mỹ tại Việt Nam khi đó. Browne cũng giành được giải Pulitzer với tác phẩm này.
                             Phóng viên ảnh huyền thoại Horst Faas

Browne chụp bên tác phẩm ảnh nổi tiếng của ông. Bức hình được chọn là tác phẩm ảnh xuất sắc nhất năm 1963 bởi cuộc thi Seventh World Press Photo (Bảy Kỳ quan ảnh thế giới) tổ chức tại Hà Lan.
                          Phóng viên ảnh huyền thoại Horst Faas

Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn để phản đối cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành tại Việt Nam (tháng 6/1963). Tác phẩm ảnh đạt giải Pulitzer.
Hàng trăm phóng viên ảnh trên khắp thế giới đã tới Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh với Mỹ nhưng những phóng viên của AP để lại nhiều dấu ấn nhất với tổng cộng 5 giải Pulitzers đạt được trong giai đoạn từ 1964 – 1973.
Ba bức ảnh khác của AP từng đoạt giải Pulitzer bao gồm:
                                Phóng viên ảnh huyền thoại Horst Faas

Tướng cảnh sát miền Nam Việt Nam Nguyễn Ngọc Loan bắn thẳng vào đầu một lính Việt Cộng đã bị trói tay trên đường phố Sài Gòn ngày 1/2/1968, tức những ngày đầu của chiến dịch Mậu Thân 1968. Bức ảnh đã đem về cho phóng viên Eddie Adams giải Pulitzer năm 1969.

                            Bức ảnh “Em bé Napalm” của phóng viên AP Nick Ut đoạt giải Pulitzer 1972

                                Bức ảnh “Em bé Napalm” của phóng viên AP Nick Ut đoạt giải Pulitzer 1972

                             Bức ảnh “Em bé Napalm” của phóng viên AP Nick Ut đoạt giải Pulitzer 1972
Bức ảnh đạt giải Pulitzer của phóng viên AP Sal Veder năm 1974: Tù binh chiến tranh được thả tự do - Trung Tá Robert L. Stirm được đoàn tụ với gia đình tại Căn cứ không quân Travis thuộc bang Califonia. Ông trở về từ cuộc chiến tranh Việt Nam ngày 17/3/1973.
“George, Horst, Roy, Malcolm… và rất nhiều những phóng viên từng tới Việt Nam trong những năm 1960, họ cùng gặp nhau ở một điểm là lòng nhiệt tình và tinh thần cống hiến vô điều kiện với sự trung thực của báo chí, tận mắt chứng kiến cảnh súng đạn, tự mình đếm những xác người và ghi hình lại để kể cho thế giới biết những sự thật, những câu chuyện mà họ quan sát, chứng kiến tận mắt”, bà Kathleen Carroll - tổng biên tập hãng tin AP chia sẻ.
 (Dân trí)
Hồ Bích Ngọc
Tổng hợp

“Có thể thấy rằng một số nhà toán học đã được đào tạo ở Việt Nam một cách bài bản với trình độ đáng kinh ngạc. Tôi cho rằng Việt Nam sẽ là một nền toán học mới hàng đầu ở châu Á, trở thành một trung tâm toán học mạnh với cách phát triển như hiện nay”.

người có 27 năm làm giáo sư tại ĐH Harvard của MỹTrong chuyến sang Việt Nam dự Hội nghị Toán học phối hợp Việt Pháp mới đây, Giáo sư Benedict Gross (người có 27 năm làm giáo sư tại ĐH Harvard của Mỹ), người ít nhiều có kinh nghiệm tiếp xúc với nền toán học Việt Nam, qua những chuyến công tác làm nhiệm vụ thẩm vấn các sinh viên Việt Nam sang làm nghiên cứu sinh ngành toán tại Mỹ theo chương trình học bổng VEF, đã chia sẻ với Tia Sáng những suy nghĩ về tình hình phát triển toán học Việt Nam hiện nay.

PV: Qua những chuyến đi tới Việt Nam trong quá khứ và gần đây, ông đánh giá ra sao về triển vọng phát triển toán học Việt Nam?

Gross: Toán học Việt Nam đã có nhiều tiến triển trong vòng 10 năm qua, đặc biệt là trong vòng 5 năm gần đây khi toán học giành được nhiều sự quan tâm đầu tư hơn từ Chính phủ Việt Nam. Trước đây, Việt Nam từ lâu đã đạt được nhiều thành công tại các kỳ thi toán Olympic quốc tế, gây dựng được những “ngôi sao” toán học trẻ tuổi tài năng. Đến nay, Việt Nam không chỉ dừng lại ở đó mà đã có được một số những nhà toán học có tên tuổi hàng đầu trên thế giới hiện nay.

Bên cạnh đó, đội ngũ các nhà toán học tại Việt Nam ngày nay cũng đủ sức đào tạo ra một thế hệ mới các nhà toán học đầy tiềm năng trong tương lai, với sức phát triển thực sự mạnh mẽ. 20 năm trước sinh viên toán Việt Nam thường phải đi ra nước ngoài, đến châu Âu hoặc Mỹ để được đào tạo làm nghiên cứu sinh một cách nghiêm túc. Nhưng nay ở Việt Nam đã có nhiều người có trình độ đủ khả năng làm công việc đào tạo này trong nước. Tuy nhiên, tôi cho rằng vẫn là điều hữu ích cho các tiến sĩ của Việt Nam nếu họ có cơ hội ra nước ngoài làm nghiên cứu hậu tiến sĩ (postdoc), qua đó được tiếp xúc với môi trường toán học thế giới.

Các nhà toán học Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu xuất sắc, vươn tới biên giới hiện thời của toán học. Chẳng nói đâu xa, ngay như một tiến sĩ toán học Việt Nam đang chuẩn bị sang làm hậu tiến sĩ ở Đại học Harvard năm tới, hiểu biết của anh này về vấn đề mà anh ta nghiên cứu là hoàn toàn cao hơn tôi. Vì vậy, có thể thấy rằng một số nhà toán học đã được đào tạo ở Việt Nam một cách bài bản với trình độ đáng kinh ngạc. Tôi cho rằng Việt Nam sẽ là một nền toán học mới hàng đầu ở châu Á, trở thành một trung tâm toán học mạnh với cách phát triển như hiện nay.
                            người có 27 năm làm giáo sư tại ĐH Harvard của Mỹ
Lễ khai mạc hội nghị quốc tế “Toán học phối hợp Việt - Pháp” tại ĐH Sư phạm Huế (thuộc ĐH Huế) sáng 20/8/2012. (Ảnh: Đại Dương)

Theo ông thì Việt Nam đang đứng ở đâu trên bản đồ toán học khu vực?
Trong vài chục năm giảng dạy và nghiên cứu ở Đại học Harvard, tôi đã được tiếp xúc với sinh viên toán đến từ khắp nơi trên thế giới, như Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Rumani, v.v. Thông qua những sinh viên này mà tôi phần nào hình dung được mức độ phát triển của toán học ở nhiều quốc gia khác nhau. Tôi đã có dịp đi một số nơi, Singapore 4 lần, Ấn Độ 2 lần, Trung Quốc 7 lần. Đây là những quốc gia khá mạnh về toán, và tôi tin là toán học Việt Nam đang trên đường phát triển để trở nên ngang tầm với những nền toán học này.

Mỗi quốc gia có một khó khăn riêng. Ví dụ, Singapore là một nước rất nhỏ, dân số cả nước chỉ có 4 triệu người. Trung Quốc thì bị mất đi rất nhiều nhà khoa học ở cùng thế hệ với tôi, trong đó có các nhà toán học, do tác động của cách mạng văn hóa, gần như bị mất đi cả một thế hệ. Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc đấu tranh giành độc lập gắn liền với những cuộc chiến tranh, tuy nhiên các bạn vẫn duy trì và phát triển được một cộng đồng các nhà toán học.

Dù mỗi nước có một khó khăn riêng nhưng châu Á trong 40 năm qua là một nền văn hóa toán học khá mạnh, với những tên tuổi như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Việt Nam, và Đài Loan.

Để có thể tiếp tục phát triển và vươn lên, Việt Nam sẽ cần khắc phục điểm yếu gì?

Các bạn cần phải đẩy mạnh văn hóa giao lưu trong toán học, và tôi nghĩ văn hóa ấy đang được tích tụ dần ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã rất hào phóng trong việc đầu tư phát triển Viện Toán Cao cấp. Nhưng để đạt được thành công, một mặt họ cần sẵn sàng cấp nguồn kinh phí mời những nhà toán học hàng đầu từ nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam, mặt khác cấp tài trợ cho những người đi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ và làm hậu tiến sĩ ở châu Âu, Mỹ, và cả Ấn Độ, Trung Quốc.

Phát triển đội ngũ nhân lực trình độ cao cho toán học là một quá trình liên tục và lâu dài. Khi các bạn đã có một số nhân lực trong nước đủ mạnh đóng vai trò làm hạt nhân, sẽ có nguy cơ là các bạn dừng lại, thỏa mãn với những gương mặt này mà không chịu tích cực phát triển thêm.

Để luôn cập nhật tại ranh giới toán học, cần luôn phải có sự tích cực tiếp xúc, trao đổi với cộng đồng toán học thế giới. Đây là điều mà toán học Việt Nam cần phải làm được trong những năm tới. Đây là thách thức không chỉ riêng cho Việt Nam mà chung cho tất cả các nền toán học khắp nơi trên thế giới. Ngay cả ở Mỹ, chúng tôi cũng không dễ thu nhận sinh viên quốc tế đến nghiên cứu vì Chính phủ Mỹ thường chỉ muốn dành tiền tài trợ cho đào tạo công dân Mỹ.

Để phát triển một nền toán học cho tương lai, chúng ta cần phải vượt qua tầm nhìn và mô hình hạn hẹp trong khuôn khổ mỗi đất nước, vì trong thế giới toán học, chẳng hề quan trọng việc bạn đến từ đâu. Toán học là một ngôn ngữ chung của nhân loại, và chúng ta cần thường xuyên phá vỡ đi rào cản biên giới giữa các quốc gia. Nền toán học Việt Nam đã có bước tiến triển đáng kể, nhưng điều chúng ta quan tâm nhất là tương lai của toán học. Trong tương lai ấy, không quan trọng bạn là người Việt hay người Mỹ.

Việt Nam có xu hướng gây dựng được những học sinh giỏi toán đầy tiềm năng, nhưng không có nhiều người sau này thành công trong sự nghiệp toán học.

Điều đó sẽ thay đổi. Tôi cho rằng trước đây hệ thống của các bạn chưa có sự khuyến khích đầy đủ để các nhà toán học trẻ tài năng tiếp tục sự nghiệp toán học và phát huy hết tiềm năng sáng tạo trong toán học của họ. Nhưng đó là câu chuyện 20 năm về trước. Ngày nay Việt Nam đã có những nhà toán học trưởng thành với tên tuổi được khắp thế giới biết đến, các quốc gia thậm chí còn phải cạnh tranh nhau để mời được họ đến diễn giảng. Tôi được biết rất nhiều nhà toán học trẻ Việt Nam trong lứa tuổi 25 – 28 tràn đầy năng lực đang muốn trở về làm việc ở trong nước và tham gia xây dựng một nền văn hóa toán học cho nước nhà. Đây là điều khiến tôi khá lạc quan về tương lai của các nhà toán học Việt Nam.

Một số nước, như Trung Quốc chẳng hạn, thường quá chú trọng vào kết quả thi cử, và đây là một truyền thống đã kéo dài từ suốt hàng nghìn năm qua. Muốn vào đại học các bạn trẻ phải thi, và chất lượng trường họ được nhận vào tùy thuộc vào điểm số bài thi cao thấp ra sao. Truyền thống ấy không tốt cho toán học. Nó buộc người ta phải tập trung hết năng lượng cho việc học, cày ngày cày đêm.

Nhưng những nỗ lực đó không phải thước đo áp dụng cho một nhà toán học lớn. Một nhà toán học cần kỹ năng, nhưng cũng cần cả sự sáng tạo. Các bạn nên phát triển một hệ thống xã hội không chỉ biết trân trọng những người trẻ tuổi đạt thành tích cao tại các kỳ thi toán Olympic quốc tế, mà nên trân trọng cả những người có khả năng tưởng tượng ra những ý tưởng mới.

Chúng ta cần loại trừ chế độ thi cử này bắt đầu từ một lứa tuổi nhất định, có thể là 16, 17, hoặc 18, và kể từ lứa tuổi đó, chúng ta phải để con người được tự do sáng tạo trong toán học. Tôi nghĩ Việt Nam đã nhận ra điều này và đang tìm cách thay đổi.

Các Chính phủ thường đắn đo khi đầu tư cho toán học, họ có thiên hướng muốn thấy các ứng dụng và đạt được những thành tựu cụ thể…


Tôi biết, và đây là việc khó khăn. Khi tôi thuyết trình trước các hiệu trưởng trường đại học và các nhà tài trợ cho khoa học, câu hỏi họ thường được đặt ra là vì sao chúng ta phải tài trợ cho toán học lý thuyết? Nếu tài trợ cho toán ứng dụng chúng ta có thể chế tạo được nhiều thứ, hoặc chúng ta có thể tài trợ cho nghiên cứu trong ngành cơ khí, hay ngành nông nghiệp. Đất nước Việt Nam đang có biết bao nhiêu nhu cầu thiết thực đòi hỏi sự đầu tư cho nghiên cứu, như nhu cầu làm sạch hệ thống nước thải, nhu cầu tăng cao mùa vụ, hay nhu cầu nghiên cứu trong giao thông (tôi mong là ai đó sẽ sớm xây dựng hệ thống tàu điện ngầm cho Hà Nội). Đứng trước tất cả những nhu cầu cấp bách này, các nhà toán học lý thuyết thường chỉ có thể khoanh tay đứng nhìn. Vậy thì vì sao chúng ta lại tài trợ cho toán lý thuyết?

Có 2 lý do để đáp lại câu hỏi này. Một là, toán học là một phần của văn hóa. Chúng ta tài trợ cho toán học cũng giống như việc tài trợ cho nghệ thuật tạo hình, kịch, âm nhạc. Mục đích chung là để đạt được những thành tựu văn hóa cho đất nước.

Hai là ta không thể dự đoán được khi nào thì những kết quả nghiên cứu trong toán học lý thuyết sẽ đem lại ứng dụng hữu ích. Trong bài thuyết trình trước các hiệu trưởng đại học ở Mỹ, tôi đã lấy ví dụ minh họa về một lý thuyết toán vô cùng trừu tượng liên quan tới các ma trận, có tên gọi là định lý Perron - Frobenius. Khi mới được chứng minh, định lý này thuần túy chỉ là một kết quả toán học lý thuyết. Thế nhưng ngày nay nó trở thành nền tảng của phương pháp Input - Output Leontief trong kinh tế học, cũng đồng thời là nền tảng cho kỹ thuật xếp hạng các trang web của Google. Không ai có thể tiên đoán trước được những thành tựu này. Vì vậy khi ta quyết định tài trợ cho toán học lý thuyết, thì cũng giống như ta đầu tư xây dựng những tuyến đường sắt từ trước khi có những con tàu chạy trên những tuyến đường sắt này.

Kinh phí đầu tư cho toán học không cần phải nhiều. Nó thường rất rẻ, và là một sự đầu tư hiệu quả. Tôi nghĩ rằng các nhà quản lý ở Việt Nam cũng đã nhìn thấy được như vậy. 
Nhà toán học Eisenstein là một môn đệ nổi tiếng của nhà toán học Gauss. Một hôm có người hỏi Eisenstein: “Toán học vừa là một môn nghệ thuật, vừa là một môn khoa học phải không?” “Không! Toán học thuần túy chỉ là một môn nghệ thuật”.
Theo Tia Sáng
 Ngày 30/8, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được khánh thành trọng thể ở thủ đô Buenos Aires trong sự khâm phục của nước bạn đối với nhân dân Việt Nam và đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

 
Tượng đài Bác Hồ giữa lòng thủ đô Argentina
 
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng môi trường và không gian công cộng thành phố Buenos Aires, Diego Santilli, bày tỏ sự khâm phục của nhân dân thế giới đối với nhân dân Việt Nam và đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đồng thời nhấn mạnh công trình tượng đài là một biểu tượng của tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
 Tượng đài Bác Hồ giữa lòng thủ đô Argentina
Về phần mình, Đại sứ nước ta tại Argentina Nguyễn Văn Đào nêu bật cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Thực hiện di chúc của Người, nhân dân Việt Nam đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, và đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay, phấn đấu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
 Tượng đài Bác Hồ giữa lòng thủ đô Argentina
Bộ trưởng Santilli và Đại sứ Nguyễn Văn Đào đã cùng kéo tấm vải phủ tượng Bác, chính thức khai trương công trình có nhiều ý nghĩa đối với quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
 Tượng đài Bác Hồ giữa lòng thủ đô Argentina
Tham dự buổi lễ có ông Miguel Carlos Contreras, con của ông Miguel Contreras, một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Argentina và từng gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hai lãnh tụ tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5 tại Mátxcơva (Liên Xô) năm 1924.
                          Tượng đài Bác Hồ giữa lòng thủ đô Argentina
Ông Miguel bày tỏ niềm tự hào vì có người cha từng có dịp tiếp xúc, trò chuyện với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời nhấn mạnh việc khánh thành tượng đài vinh danh Người là một sự kiện chính trị rất quan trọng, vì có nghĩa là Argentina cùng với các nước Nam Mỹ khác đang làm theo tấm gương mà Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân loại để cùng nhau đấu tranh vì công lý xã hội, xóa đói nghèo và làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
 Trong chuyến thăm chính thức
Trong chuyến thăm chính thức Argentina, ngày 16/4/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì lễ khởi công đặt móng xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 Tượng đài đặt tại công viên mang tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Tượng đài đặt tại công viên mang tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc địa phận quận 12. Trung tâm của tượng đài là bức tượng bán thân bằng đồng dựa theo mẫu của nhà điêu khắc Trần Văn Lắm. Đây là món quà đầy ý nghĩa của Chính phủ nước ta tặng thủ đô Buenos Aires và cũng là bức tượng Bác đầu tiên đặt tại khu vực Nam Mỹ.
 Nhân dịp này, báo chí
Nhân dịp này, báo chí Argentina đã có bài viết hoặc phỏng vấn Đại sứ Nguyễn Văn Đào. Đại sứ quán nước ta cũng nhận được nhiều bức điện của các tổ chức đảng, tổ chức xã hội và cá nhân chúc mừng sự kiện khánh thành tượng đài Bác, trong đó nêu bật Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là tấm gương đạo đức cách mạng cao đẹp, luôn đấu tranh vì một thế giới không có người bóc lột người.
 
Sự kiện khai trương tượng đài Bác là một trong những hoạt động được tổ chức tại

Sự kiện khai trương tượng đài Bác là một trong những hoạt động được tổ chức tại Buenos Aires chào mừng 67 năm Quốc khánh 2/9. Trước đó, ngày 29/8, Trung tâm Việt Nam-Argentina đã ra mắt tại thủ đô Buenos Aires nhằm quảng bá văn hóa Việt Nam tại quốc gia Nam Mỹ này, góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.
 
Sự kiện khai trương tượng đài Bác là một trong những hoạt động được tổ chức tại
 
Đại diện Bộ ngoại giao, Bộ Văn hóa, chính quyền và nghị viện thành phố, Viện văn hóa Argentina-Việt Nam (ICAV), Đoàn ngoại giao, cùng đông đảo bạn bè của Việt Nam đã tham dự buổi lễ khánh thành.
 (Dân trí)
Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

 Xưởng đóng tàu ngầm của Nga cho biết chiếc tàu ngầm vừa được hạ thủy ngày hôm qua 28/8 sẽ được chuyển giao cho Việt Nam vào cuối năm nay.

 Xưởng đóng tàu Admiralteiskie Verfi
Xưởng đóng tàu Admiralteiskie Verfi
Hãng tin Ria Novosti của Nga dẫn một nguồn tin công nghiệp quốc phòng hôm qua 28/8 cho biết, xưởng đóng tàu Admiralteiskie Verfi đã hạ thủy chiếc tàu ngầm diesel-điện Project 636 lớp Kilo mới cho Việt Nam. Đây là 1 trong 6 tàu ngầm được Hà Nội đặt hàng.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã công bố về việc ký kết hợp đồng trị giá gần 2 tỷ USD đối với 6 chiếc tàu ngầm này hồi tháng 12/2009.

“Chiếc tàu đầu tiên sẽ được hạ thủy vào ngày thứ ba và sẽ bắt đầu thử nghiệm ngay sau đó”, nguồn tin từ xưởng đóng tàu trước đó cho biết. Dự kiến tàu sẽ được chuyển giao cho khách hàng vào cuối năm nay, nguồn tin cho biết thêm. Tất cả 6 tàu ngầm sẽ được chuyển giao hết vào năm 2016.

Tàu ngầm Project 636 có trọng tải 3.100 tấn, vận tốc tối đa là 20 hải lý/giờ, có thể lặn sâu 300m và có sức chứa 52 thủy thủ. Tàu ngầm được trang bị bệ ngư lôi 533-mm và được trang bị ngư lôi, mìn, tên lửa hành trình Kaliber 3M54 (NATO SS-N-27).

(Dân trí)  
Vũ Quý
Theo Ria Novosti
(http://www.svvn.vn)

(SVVN) Hiện nay, cả nước đang đối mặt với những khó khăn do khủng hoảng kinh tế tạo ra, thanh niên - sinh viên không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Tôi biết, nhiều bạn sinh viên do gia đình gặp khó khăn nên đã phải nghỉ học thêm, cắt giảm chi tiêu, tìm việc làm thêm để có thêm thu nhập trang trải chi phí học tập. Với thanh niên công nhân, ảnh hưởng này rõ nét hơn: Ở nhiều doanh nghiệp giải thể hoặc tạm dừng hoạt động, không ít công nhân đã bị mất việc. Ở những doanh nghiệp sản xuất cầm chừng thì thu nhập bấp bênh. Thanh niên nông thôn cũng khó khăn do giá cả của thị trường nông sản biến động. Theo tôi, chính khủng hoảng kinh tế đã tác động lớn đến hầu hết các mặt của cuộc sống. Đối với người trẻ, nên xem đây là thời điểm trải nghiệm để trưởng thành...
Cuộc đời tôi không có nhiều những biến cố, nên khó có thể nói là đối diện với khủng hoảng. Nhưng là một thanh niên từ nông thôn ra thành thị lập nghiệp (hoặc sau này từ tỉnh lẻ về Trung ương), tôi cũng phải đối mặt với những khó khăn đòi hỏi tôi phải có sự tìm hiểu, điều chỉnh và xây dựng lại các mối quan hệ. Nói chung phải nỗ lực nhiều hơn, phải tập trung hơn để có thể thích ứng với môi trường mới.
Tôi cho rằng, khả năng thích ứng, biết đánh giá tình hình, có sự điều chỉnh hợp lý là điều cần thiết trong bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc sống. Bên cạnh đó, theo tôi, kỹ năng quan sát, phân tích, xác lập và thực hiện mục tiêu, tư duy tích cực, ra quyết định... là những kỹ năng cần thiết khi gặp khủng hoảng hay biến cố.
Để giúp người trẻ, đặc biệt là những bạn đang ngồi trên ghế nhà trường có kỹ năng sống trước các biến động của thời cuộc, vai trò của ngành giáo dục và Đoàn Thanh niên rất lớn. Thực tế vừa qua cho thấy, ngành giáo dục đã triển khai giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên bằng cách lồng ghép vào các môn học, tiết học. Đoàn Thanh niên cũng có các mô hình giáo dục kỹ năng hiệu quả như học kỳ trong quân đội, học làm người có ích, học từ thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa... Trung ương Đoàn chưa ban hành chương trình riêng trong vấn đề giúp các bạn trẻ vượt qua khủng hoảng kinh tế, nhưng hiện vẫn đang triển khai phong trào "4 đồng hành" và các mô hình trang bị kỹ năng xã hội cho thanh thiếu nhi. Sắp tới, hai bên sẽ có sự phối hợp chặt chẽ hơn nhằm thống nhất chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Thiết nghĩ, cuộc sống lúc nào cũng đặt ra những khó khăn, thách thức (thậm chí, có những khó khăn do ta tự tạo ra để vượt qua và khẳng định chính mình). Vấn đề là người trẻ dám đối diện với nó, tìm cách giải quyết và vượt qua (tất nhiên phải có sự chuẩn bị, đầu tư). Khi đó, ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn rất nhiều, ta trải nghiệm để lớn hơn, trưởng thành hơn.
Phan Văn Mãi (Bí thư Thường trực TW Đoàn)
Tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X: Cô nữ sinh dân tộc tâm huyết với công tác Đoàn.
(SVVN) Đinh Thị Huệ (ảnh), là đoàn viên người dân tộc Tày, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang – sinh viên tương lai của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Từng là Bí thư Chi Đoàn thời THPT, Huệ rất năng nổ, sáng tạo trong các hoạt động, sau khi Trung ương Đoàn lấy ý kiến trên Website về dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, Huệ đã nghiên cứu kỹ và có những ý kiến góp ý rất tâm huyết.
Theo Huệ, báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đoàn tại Đại hội X cần bổ sung đánh giá, nhận định về tình hình đoàn viên thanh niên và công tác Đoàn vùng dân tộc, đánh giá kết quả triển khai 2 phong trào “5 xung kích” và “4 đồng hành” tại địa bàn miền núi. Về Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2012 – 2017, Huệ cho rằng cần tiếp tục triển khai thực hiện phong trào “xung kích”, “ đồng hành” để vừa phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo, sức trẻ của đoàn viên thanh niên đồng thời thể hiện sự quan tâm, đồng hành cùng thanh niên trên đường lập thân – lập nghiệp của tổ chức Đoàn, tuy nhiên không nên xác định số lượng “5 xung kích”, “4 đồng hành” như nhiệm kỳ IX, để tổ chức Đoàn các địa phương, đơn vị cụ thể hóa đảm bảo sát với thực tiễn.
Huệ cũng mong muốn Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X cần bàn các nội dung cụ thể để giúp thanh niên dân tộc, miền núi nâng cao trình độ, có thể thoát nghèo bền vững và làm giàu ngay tại quê hương; đối với các học sinh dân tộc thiểu số có dân số dưới 10 nghìn người, nếu tốt nghiệp THPT từ khá trở lên cần được tuyển thẳng vào các trường Đại học có chuyên ngành phù hợp để tăng cường nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cho miền núi .

                    
                                                                     Quyết Tiến
Kỷ niệm 67 năm Quốc khánh: Thanh niên thời nào cũng yêu nước

(SVVN) Thanh niên thời nào cũng yêu nước nồng nàn và khát vọng cống hiến luôn cháy bỏng. Đảng, Đoàn và Hội cần hiểu đúng thanh niên để khơi dậy được tinh thần của họ.
Thời Cách mạng tháng Tám, tôi mới trong độ tuổi học sinh và tham gia cách mạng. Đó là thời kỳ sôi động nhất của thanh niên, học sinh thế hệ đó. Tất cả đều bày tỏ một khát vọng mãnh liệt về độc lập dân tộc. Tinh thần tự hào dân tộc có ở hầu hết thanh niên hồi đó.
Lúc tôi đã học xong Tú tài, tự thấy mình có chút kiến thức, thi xong là cùng với anh em bỏ về các địa phương, vùng nông thôn để vận động, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. Chính học sinh, sinh viên lúc đó là nòng cốt bên cạnh những người cộng sản, thúc đẩy phong trào cách mạng ở nông thôn. Nhạc sĩ Phạm Tuyên, là con trai của một quan thượng thư ở triều đình Huế, cũng đi theo Cách mạng. Một người bạn khác của tôi, là con của anh trai vua Bảo Đại nhưng cũng tham gia cách mạng giành độc lập. Nói vậy để thấy rằng, hồi đó thanh niên không màng đến giai cấp, đến lợi ích của mình, mà chỉ nghĩ rằng, dù giai cấp nào, tầng lớp nào, chúng ta vẫn đang là nô lệ cho thực dân Pháp.
Nếu nói về bản sắc, thanh niên bây giờ không thay đổi so với ngày xưa. Họ luôn tự hào về dân tộc và yêu nước nồng nàn. Có điều, trong điều kiện kinh tế thị trường, cuộc sống hiện nay, có vẻ tinh thần đó bị loãng đi… Tôi từng chất vấn một lãnh đạo cấp cao rằng, khi có quốc gia, thế lực nước ngoài đang thể hiện rõ âm mưu xâm hại đến chủ quyền đất  nước ta, các anh đã thực sự hiểu thanh niên - sinh viên chưa, để khơi dậy tinh thần của họ? Thời thế bây giờ khác rồi, phải có hoạt động phù hợp, cách thuyết phục phù hợp. Và muốn như vậy, anh phải hiểu thanh niên.
Chúng ta nói độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (CNXH). Đúng, nhưng phải làm cho thanh niên hiểu. Nhiều người bảo họ không hiểu CNXH là gì, họ mù mờ về CNXH, vì thực ra cũng đã có ai thấy CNXH như thế nào đâu. Nhưng tôi nghĩ rằng, ta cứ hiểu độc lập dân tộc gắn với CNXH là độc lập gắn với hạnh phúc của nhân dân. Cho dù làm bất cứ điều gì thì cũng phải hướng đến hạnh phúc của nhân dân. Đó là con đường duy nhất đúng.

Trung tướng Nguyễn Quốc ThướcPhan Long (Lược ghi)

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước tham gia cách mạng từ năm 18 tuổi, trong phong trào Thanh niên Cứu quốc và tham gia giành chính quyền tại địa phương trong Cách mạng tháng Tám, năm 1945. Ông tham gia quân đội trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa VI, Đại biểu Quốc hội các khoá VIII, IX và X (từ 1987 đến 2002) và là một trong những đại biểu để lại ấn tượng mạnh mẽ với những phát biểu thẳng thắn, quyết liệt.

Từ xa, đã trông thấy điều mới trong truyền thống nghề đóng tàu ở xưởng 19-8: Thay cho tấm vải điều, cờ tổ quốc Việt Nam ôm che mũi con tàu mới suốt quá trình lên đà.

Cờ tổ quốc thay cho vuông vải đỏ đặt trên mũi tàu.
Cờ tổ quốc thay cho vuông vải đỏ đặt trên mũi tàu.

Chiều nay, kíp thợ sẽ ghép thanh ván cuối cùng trên thân tàu dài 17m. Thế là, với sự hỗ trợ của chương trình “Tấm lưới nghĩa tình”, ước mơ cả đời của lão ngư Trần Phương (Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi) gần 30 năm gắn bó với vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa đã thành hình. Khi những người thợ đóng tàu nghỉ trưa, cha con ông Trần Phương tự tay quét lớp sơn lót những phần đã hoàn thiện... 

Lần này, ông Phương bàn với hai con Thế Pháp và Thế Anh đóng hẳn một con tàu có công suất máy hơn 430CV - gấp 10 lần chiếc tàu cũ đã bị những người Trung Quốc càn quấy bắt giữ. “Riêng phần gỗ ván và công thợ đã hết 600 triệu đồng” - ông Phương nhấn mạnh quy mô của con tàu đóng mới.

Những tốp thợ lành nghề xưởng đóng tàu 19-8 hối hả làm việc trong cái nóng gay gắt của Sa Kỳ. Ngoài con tàu của ông Phương còn có hai con tàu khác cũng đang đóng tại đây. Tất cả đều là tàu đánh bắt xa bờ ở hai ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa.

Ba cha con ông Phương luôn tay phụ giúp, không có thời gian để trò chuyện với chúng tôi. Thế Pháp - chàng trai bị dị tật ở chân - vừa khéo léo siết lại từng con ốc cố định vỏ tàu vừa nói: “Đóng xong con tàu này, ba tôi sẽ để Thế Anh làm thuyền trưởng, nó lanh lẹn và hiểu biển. Tôi tật nguyền, cũng đủ sức giúp nó ra khơi...”. Ông Trần Phương ngừng tay, đỡ lời con: “Dù bị tật bẩm sinh nhưng nó đã theo tôi 15 năm đi biển...”.

Cuối buổi chiều, khi thanh ván cuối cùng đã khép kín phần thân tàu, Thế Anh mới nói một câu: “Nghe đài báo có thêm hai cơn bão sắp vào biển Đông”.

Lão ngư dày dạn rất nóng ruột khi nhìn tàu bạn hằng ngày ra khơi.Lão ngư dày dạn rất nóng ruột khi nhìn tàu bạn hằng ngày ra khơi. 

Hai người thợ cả đang chuẩn bị miếng ván thân tàu cuối cùng.
Hai người thợ cả đang chuẩn bị miếng ván thân tàu cuối cùng. 

Các con tàu cá đóng mới ngày càng lớn và mạnh nhằm phục vụ đánh bắt xa bờ.
Các con tàu cá đóng mới ngày càng lớn và mạnh nhằm phục vụ đánh bắt xa bờ. 

Các con tàu cá đóng mới ngày càng lớn và mạnh nhằm phục vụ đánh bắt xa bờ.
Trong cả tháng nay, ba cha con ông Trần Phương luôn túc trực trên công xưởng đóng tàu để đốc thúc kíp thợ. 

Ông Trần Phương tranh thủ những lúc rỗi rãi chăm sóc cho con tàu mơ ước của mình.
Ông Trần Phương tranh thủ những lúc rỗi rãi chăm sóc cho con tàu mơ ước của mình. 

Theo Lê Anh Tuấn
Nam Định:
(Dân trí) - Lãnh đạo Công an huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định cho biết: Sáng 29/8 đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên địa bàn huyện, làm 1 người chết, hai chiến sĩ công an bị thương nặng.
Vào lúc 7 giờ 50 phút ngày 29/8, tại km 27+800 thuộc tỉnh lộ 490C, địa phận xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định), Trung úy Nguyễn Minh Đức (sinh năm 1983), trú tại thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng) cùng ba chiến sĩ thuộc Đội Cảnh sát giao thông, Công an huyện Nghĩa Hưng, đang triển khai đội hình tổ chức tuần tra, kiểm soát trên tuyến, thì bị ba thanh niên đi trên một xe máy do Vũ Văn Đạt (18 tuổi) điều khiển chở phía sau hai người là Vũ Văn Minh (18 tuổi), Vũ Văn Tuyến (21 tuổi) đều trú tại xã Nghĩa Đồng (Nghĩa Hưng) đâm thẳng vào.
 
Cả ba thanh niên đều không đội mũ bảo hiểm, người điều khiển là Vũ Văn Đạt không có bằng lái. Hậu quả là Trung úy Nguyễn Minh Đức bị chấn thương sọ não, hôn mê sâu, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt - Đức; Trung sĩ Vũ Văn Chất (sinh năm 1989) bị thương nặng đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. 

Người điều khiển xe máy là Vũ Văn Đạt tử vong sau khi được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, hai thanh niên ngồi sau xe chỉ bị xây xát nhẹ. Hiện Công an tỉnh Nam Định đang tiếp tục điều tra, làm rõ.

Nguyễn Trường
TTXVN
Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012
                                                                                                                                      (Đời sống)
Nàng Bạch Tuyết bước ra từ cổ tích
Đã từ rất lâu, người dân Sài Gòn không còn xa lạ gì với đội văn nghệ mang tên Chim cánh cụt, do những người lùn bẩm sinh tụ họp lại với nhau. Họ diễn khắp mọi nơi, tụ điểm nào cần niềm vui, sự mới lạ là đội văn nghệ Chim cánh cụt có mặt. Đi cùng với họ, luôn có một phụ nữ rất xinh đẹp, là bầu sô và kiêm luôn diễn viên của đội. Từ vở diễn "Bạch Tuyết và 7 chú lùn", người ta quen miệng gọi tên chị là Bạch Tuyết. Và trong ngôi nhà của Bạch Tuyết và những chú lùn thời hiện đại đã nảy sinh những mối tình như cổ tích ...
Ngôi nhà của Bạch Tuyết và những chú lùn thời hiện đại nằm khiêm tốn ở một góc đường Đoàn Văn Bơ, Quận 4, TP.HCM. Ra mở cửa cho tôi là một phụ nữ khá xinh đẹp, chị xưng tên Nguyễn Võ Thu Minh, chị chính là Bạch Tuyết của đội văn nghệ Chim Cánh Cụt.
Thu Minh tiếp tôi trong một căn phòng được trang trí bằng gam màu sáng tươi vui, với những đồ vật nhuốm màu cổ tích.
Thu Minh sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, sau khi tốt nghiệp cử nhân sư phạm mầm non, chị tiếp tục theo học sân khấu điện ảnh vì đam mê với nghiệp diễn.
Để rồi như một cơ duyên, chị gắn bó với những người lùn bẩm sinh và được khán giả ưu ái gọi là nàng Bạch Tuyết. Bạch Tuyết chính thức trở thành nghệ danh khi đi diễn của Thu Minh từ đó.
Bạch Tuyết kể, đội văn nghệ Chim cánh cụt được thành lập cách đây 15 năm về trước. Thuở ấy, trong những lần rong ruổi đi lưu diễn, chị vô tình bắt gặp được những người lùn lang thang kiếm sống dưới chân sân khấu.
Có lần, Thu Minh chạm phải ánh mắt đầy vẻ u uẩn, buồn thương, mặc cảm của một người lùn hành nghề du ca đường phố. Từ đó, trong lòng người con gái trẻ luôn thôi thúc ý nghĩ phải làm gì đó để giúp những người lùn cải thiện cuộc sống, tự tin hòa nhập với cộng đồng.


Nàng Bạch Tuyết – Thu Minh và "chú lùn, cô lùn" trong một chuyến lưu diễn

Nghĩ là làm, Thu Minh tìm gặp những người lùn, kết thân, rồi ngỏ ý đưa họ về căn nhà của mình. Nơi căn nhà khang trang ấy, Thu Minh vẫn hằng ngày buồn tủi vì nỗi đơn thân khi tất cả người thân trong gia đình đã sang Mỹ định cư từ rất lâu.
Lượng thành viên mới trong ngôi nhà đã tăng lên con số 7, bỗng nhiên ý tưởng thành lập đội văn nghệ lóe lên trong đầu Thu Minh. Từ đó hằng ngày, sau mỗi giờ diễn, Thu Minh lại tất bật truyền dạy những kỹ năng sân khấu cho những người bạn mới.
Cái tên được thống nhất đưa ra là đội văn nghệ Chim cánh cụt, do Thu Minh làm bầu sô, kiêm đạo diễn, kiêm biên kịch và... rất nhiều vai trò khác. Vở diễn đầu tiên được Thu Minh dàn dựng phỏng theo câu chuyện cổ tích "Bạch Tuyết và 7 chú lùn".
Thu Minh thủ vai Bạch Tuyết và những người bạn của chị hóa thân vào 7 chú lùn rất nhập tâm và vui nhộn. Vở diễn thành công đến nỗi, người ta gán cho Thu Minh cái tên Bạch Tuyết, và đội văn nghệ Chim cánh cụt nhận được hợp đồng trình diễn dài hạn với một nhà hàng tiệc cưới.
Từ đó, những người lùn cơ nhỡ, tự ti của ngày xưa dấn thân vào con đường nghệ thuật. Có công việc, có niềm đam mê để theo đuổi, họ sống hăng say hơn, bản lĩnh hơn và nhìn cuộc đời bằng đôi mắt sáng trong hơn.
Đội văn nghệ Chim cánh cụt với nàng Bạch Tuyết nhân hậu, 7 chú lùn ngộ nghĩnh vui tươi hiện ra bằng xương bằng thịt nhiều năm liền đã chinh phục khán giả khắp mọi miền của đất nước. Thu Minh cười tươi kể:
"Thời gian đó, đi diễn đến đâu, mình cũng cố ý để lại địa chỉ nhà, thông tin liên lạc. Để nếu có người lùn nào muốn đến với đại gia đình của chúng tôi thì họ còn biết đường tìm tới.
Cứ thế, cho đến nay, "lâu đài cổ tích" của nàng Bạch Tuyết đã tiếp nhận hơn 40 người lùn bẩm sinh. Ngoài việc luyện tập diễn xuất ra, một số người lùn còn được Thu Minh giới thiệu đến làm tại các nhà hàng, quán bar,...
Tại Sài Gòn hiện nay có không ít tụ điểm vui chơi giải trí sử dụng lao động là người lùn như một chiêu để hút khách. Tôi hỏi Thu Minh về việc này, chị cười: "Mục đích như thế nào là tùy họ, miễn những người lùn có được công việc ổn định, kiếm thêm thu nhập và xã hội nhìn họ bằng ánh mắt trân trọng là đã vui".
Nói xong, chị phấn khởi khoe: "Những người bạn của mình, tuy đã hòa nhập được cộng đồng nhưng họ vẫn buồn lắm. Đã là con người ai chẳng khao khát được yêu thương, được có một mái ấm gia đình hạnh phúc, nhưng với những người có tật bẩm sinh thì mong ước ấy như xa thêm một chút.
Vậy mà từ khi "nhà Bạch Tuyết" có thêm "cô lùn" thì khác, các "chú lùn" vui hơn hẳn. Rồi từ đó, rất nhiều đôi lứa nên duyên. Mà có cả chuyện anh lùn lấy được vợ cao...
Hạnh phúc nở hoa
Thu Minh kể lại, thời gian đầu, chỉ có các "chú lùn" gõ cửa xin tá túc tại "lâu đài". Nhưng bỗng nhiên một hôm, có một người phụ nữ từ miền Trung xa xôi, đưa đứa con gái mang gen người lùn vào thành phố mưu sinh.
Trên những cung đường run rủi bán vé số nuôi con, chị tình cờ nghe được câu chuyện về "nàng Bạch Tuyết và những chú lùn" thời hiện đại. Sau đó, chị lần tìm đến ngôi nhà, tần ngần với ý định gửi con.
Thu Minh khó xử lắm, vì nhận thêm "cô lùn" có nghĩa là mọi thứ sinh hoạt, phân chia phòng ốc tự nhiên bị đảo lộn. Nhưng người mẹ nước mắt vắn dài, luôn mong mỏi con mình được gặp gỡ những người đồng cảnh ngộ, để con được sống vui hơn.
Chạnh lòng, Thu Minh gật đầu ưng thuận. Nào ngờ, việc thu nhận "cô lùn" đã khiến "lâu đài cổ tích" rực rỡ hơn. "Cô lùn" yêu một "chú lùn" và hạnh phúc nở hoa thơm ngát trong một đám cưới hoàn toàn viên mãn. Từ đó, những đám cưới như mơ cứ lần lượt diễn ra trong "lâu đài cổ tích".
Trong buổi trò chuyện hôm ấy, tôi có cơ duyên được gặp đôi vợ chồng "chú lùn, cô lùn" hết mực hạnh phúc là anh Hồ Hoàng Mỹ và chị Hồng.
Hoàng Mỹ là một trong những thành viên lâu năm nhất của đội văn nghệ Chim cánh cụt. Ngày Hồng bước chân vào ngôi nhà, Mỹ đã nghe tim mình loạn nhịp.
Rồi trong một chuyến lưu diễn tại Vũng Tàu, Hoàng Mỹ đánh bạo hỏi chị Thu Minh: "Chị thấy Mỹ với Hồng có... được không?", Thu Minh gật đầu không quên nở một nụ cười ý nhị và cái siết vai đầy động viên.
Và trên bãi biển thơ mộng, "chú lùn" Hoàng Mỹ đã ngỏ lời xin tìm hiểu "cô lùn" Hồng. Mấy tháng sau, họ quyết định đến hôn nhân. Tận lúc này, "bầu sô" Thu Minh mới ngã ngửa khi biết được, một người bạn của Hoàng Mỹ nhân cơ hội đã “cua” luôn em gái của Hồng.
Vậy là một đám cưới tập thể dưới sự chứng kiến của... ba bên gia đình đã diễn ra trong chính "lâu đài" của nàng Bạch Tuyết. Một năm sau, Hoàng Mỹ và Hồng sinh được một đứa con gái, may mắn sao, con của Mỹ và Hồng không mang căn bệnh của cha mẹ. Đến nay đã được 14 năm, và đứa con xinh xắn đang theo học lớp 8.
Cũng có những "chú lùn" kết duyên được với "chân dài" hẳn hoi. Đó là mối tình "đũa lệch" nhưng viên mãn của anh Trương Quý Mão và chị Chu Thị Hà. “Tôi chưa dám nghĩ tương lai mình sẽ lấy được vợ, mà còn là vợ cao ráo, bởi người như tôi thì có ma nào thèm để ý tới” – Anh Mão tâm sự thật thà.
Năm nay, ở tuổi 27 nhưng Mão vẫn e thẹn, mặt đỏ bừng kể cho chúng tôi nghe về chuyện tình anh: “Sống gần Hà, giúp đỡ chia sẻ với nhau lâu dần nảy sinh tình cảm. Tôi có biết tán tỉnh gì đâu, thế rồi yêu nhau từ lúc nào không hay biết”.
Ngồi cạnh bên, người vợ cũng bẽn lẽn không kém, chị kể rằng, trong một lần mình ốm nặng, anh Mão túc trực chạy tới chạy lui, quên ăn mất ngủ chăm sóc chị. Hà cảm động trước tình cảm chân thành của Mão rồi yêu nhau lúc nào không biết.
Câu chuyện tình đầy cảm động có một không hai về chú rể có chiều cao khiêm tốn chỉ với 1m và cô dâu xinh đẹp, hiền từ cao hơn 1,65m có lẽ ít ai tin nổi. Thế nhưng câu chuyện ấy có thật và tình yêu ấy khiến mọi người không khỏi cảm phục.
Hà nhìn chồng, nhỏ nhẹ: "Chị thương anh ấy bởi ý chí và nghị lực. Tuy cũng có nhiều gièm pha, nhưng hạnh phúc thì chỉ cần hai đứa biết, chứ thiên hạ nói gì thì kệ họ thôi”.
Yêu là thế nhưng để có được ngày hôm nay không phải mát mái xuôi chèo. Từ ngày biết chuyện của hai người, cả hai gia đình đều hết sức ngăn cấm. Gia định chị Hà không tiếc lời miệt thị Mão là: "Đũa mốc mà chòi mâm son".
Lời dị nghị, bàn tán của mọi người như một bức tường lửa ngày càng ngăn cách Mão và Hà. Anh Mão còn nhớ: "Sáng chủ nhật hôm đó, hai chúng tôi lên xe về nhà Hà ở Tây Ninh. Về đến nhà, biết ý con gái mình, bố mẹ Hà không nói năng gì mà bỏ ra ngoài”.
Từ đó, họ quyết tâm "nằm gai nếm mật" để thuyết phục gia đình. Sau 2 năm "trường kỳ kháng chiến" thì "đất cũng chịu trời", hai bên gia đình đồng ý cho anh chị tiến đến hôn nhân.
Anh Mão kể: “Đám cưới diễn ra không linh đình, không mâm cao cỗ đầy. Nhưng ấm áp đầy tình người. Những người anh em của mình góp một phần nhỏ mừng hạnh phúc cho đôi lứa bằng phông bạt, loa máy, ánh sáng, bằng chuyến xe đưa đón khách thông gia trong những ngày vui”.
Thu Minh – nàng Bạch Tuyết giữa đời thường tự nãy giờ vẫn ngồi yên nghe các đôi vợ chồng kể chuyện hạnh phúc lứa đôi. Thấy chị rơm rớm nước mắt, tôi hỏi, chị chỉ cười: "Chuyện của những người bạn mình, mình chứng kiến mà giờ nghe kể lại mình vẫn vui đến rơi nước mắt".
Tuy có rất nhiều gia đình nhỏ khiến ngôi nhà của Thu Minh dần trở nên chật chội, nhưng không ai muốn dọn ra ngoài ở, vì như họ tâm sự:
"Xa nơi này rồi, bọn mình thấy rất buồn rất lạc lõng". Nên ngày ngày trong "lâu đài" với những sắc màu cổ tích ấy vẫn rộn lên tiếng hát ca, tiếng cười đùa của trẻ con, ngôi nhà nhỏ nhưng ấm áp tình người.
(Triều Sơn - Đoàn Toàn)
Tuần triển lãm được UBND TP Cần Thơ, Bảo tàng TP Cần Thơ tổ chức nhân kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng 8 thành công (19/8) và Quốc khánh 2/9 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế Cần Thơ.
Theo đại diện Bảo tàng TP Cần Thơ, triển lãm về Hoàng Sa - Trường Sa “Biển đảo của Việt Nam” nhằm trưng bày và giới thiệu hình ảnh, hiện vật, giới thiệu các hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Triển lãm có khoảng 70 hình ảnh và hiện vật, trong đó có nhiều hình ảnh về hải quân Việt Nam, các đơn vị pháo, bộ đội công binh đang tiếp tục xây dựng nhiều công trình trên biển đảo đang sẵn sàng chiến đấu và làm chủ Trường Sa - Hoàng Sa; nhiều hình ảnh, tài liệu thể hiện tấm lòng của nhân dân cả nước từ đất liền hướng về Trường Sa - Hoàng Sa thân yêu với nhiều hoạt động có ý nghĩa khác.
Tuần triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 28/8 đến 3/9/2012.
Khách xem triển lãm Hoàng Sa- Trường Sa Biển đảo của Việt Nam
Khách xem triển lãm Hoàng Sa- Trường Sa "Biển đảo của Việt Nam".

Châu bản triều Nguyễn liên quan đến chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Châu bản triều Nguyễn liên quan đến chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Châu bản triều Nguyễn liên quan đến chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Bản đồ vùng Quảng Ngãi, trong tập bản đồ Việt Nam, Đỗ Bá soạn vẻ vào giữa thế kỷ XVII, trong lời chú giải bên trên bản đồ có nói rõ việc khai thác bãi cát vàng (Hoàng Sa) của chúa Nguyễn.

Châu bản triều Nguyễn liên quan đến chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Bản đồ Châu Á thế kỷ XVII vẽ một phần của "Parecel" hay "bãi cát vàng" khu vực quần đảo Hoàng Sa hiện nay.

Châu bản triều Nguyễn liên quan đến chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
An Nam đại quốc họa đồ - bản đồ Việt Nam, kèm trong cuốn từ điểm La tinh - Việt Nam của Linh mục Jean Louis Taber xuất bản năm 1838, vẽ một phần của Paracel hay bãi cát vàng vào khu vực quần đảo Hoàng Sa hiện nay.

Châu bản triều Nguyễn liên quan đến chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
  Bản đồ thời nhà Tần, thời Tam quốc, thời nhà Minh, thời nhà Thanh đều chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa không thuộc về Trung Quốc. Tất cả các bản đồ cổ đều xác định đảo Hải Nam là cực Nam biên giới phía Nam của Trung Quốc.

Châu bản triều Nguyễn liên quan đến chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Đại Nam nhất thống toàn đồ đầu thế kỷ XIX. Đây là bản đồ nước Việt Nam thời nhà Nguyễn vẽ khoảng năm 1834, trên bản đồ có ghi 2 tên Hoàng Sa và vạn lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Thuyền buồm của đội Hoàng Sa thời nhà Nguyễn.
Thuyền buồm của đội Hoàng Sa thời nhà Nguyễn.
Thuyền buồm của đội Hoàng Sa thời nhà Nguyễn.
Mộ phần Chánh đội trưởng Phạm Quang Ánh (Lý Sơn, Quãng Ngãi) được vua Gia Long phái đi đo đạt cắm mốc chủ quyền ở Hoàng Sa năm 1815.
Thuyền buồm của đội Hoàng Sa thời nhà Nguyễn.
Ngày 26/1/1974, tại hội nghị hiệp thương Lacelle- Saint Cloud, ông Võ Đông Giang, phó trưởng đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam công bố lập trường của Việt Nam đối với việc Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
 Toàn cảnh cơ sở hành chính trên đảo Hoàng Sa.
 Toàn cảnh cơ sở hành chính trên đảo Hoàng Sa.
 Toàn cảnh cơ sở hành chính trên đảo Hoàng Sa.
Bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa do người Pháp dựng năm 1938. Hàng chữ ghi trên bia: Cộng hòa Pháp - Vương quốc An Nam đảo Hoàng Sa năm 1816- 1938 (năm 1816 là năm vua Gia Long thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với đảo Hoàng Sa, năm 1938 là năm dựng bia).
Lính bảo an người Việt trên đảo Hoàng Sa.
Lính bảo an người Việt trên đảo Hoàng Sa.
 Hải đăng trên đảo Hoàng Sa.
 Hải đăng trên đảo Hoàng Sa.
Giếng nước ngọt trên đảo Hoàng Sa.
Giếng nước ngọt trên đảo Hoàng Sa.
Phụ nữ Việt Nam trên đảo Hoàng Sa, ảnh chụp trước năm 1940.
Phụ nữ Việt Nam trên đảo Hoàng Sa, ảnh chụp trước năm 1940.
Tổ chiếu phim ra phục vụ quân và dân đảo Nam Yết, huyện đảo Trường Sa.
Tổ chiếu phim ra phục vụ quân và dân đảo Nam Yết, huyện đảo Trường Sa.
Máy phát điện do Viện thiết kế quân sự lắp đặt trên các đảo ở Trường Sa.
Máy phát điện do Viện thiết kế quân sự lắp đặt trên các đảo ở Trường Sa.
Phòng trưng bày ảnh Hồ Chí Minh trên đảo Trường Sa.
Phòng trưng bày ảnh Hồ Chí Minh trên đảo Trường Sa.
Phòng trưng bày ảnh Hồ Chí Minh trên đảo Trường Sa.
Đảo Cô-Lin, nơi con tàu anh hùng HQ505 lao lên khẳng định chủ quyền ngày 14/3/1988 trong làn đạn địch.
Phòng trưng bày ảnh Hồ Chí Minh trên đảo Trường Sa.
Đại tướng Văn Tiến Dũng - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt Đảng và Nhà nước gắn huân chương cho đoàn Trường Sa năm 1985.
Đảo Phan Vinh năm 1988.
Đảo Phan Vinh năm 1988.
Đơn vị pháo 37 ly phòng không trên đảo Phan Vinh đang luyện tập sẵn sàng chiến đấu.
Đơn vị pháo 37 ly phòng không trên đảo Phan Vinh đang luyện tập sẵn sàng chiến đấu.
Biệt đội tàu thuộc đoàn 125 Hải quân đi giải phóng quần đảo Trường Sa năm 1975.
Biệt đội tàu thuộc đoàn 125 Hải quân đi giải phóng quần đảo Trường Sa năm 1975.
Toàn cảnh quần đảo Trường Sa do Mỹ chụp năm 1960.
Toàn cảnh quần đảo Trường Sa do Mỹ chụp năm 1960.
Tàu chiến của Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa Việt Nam tháng 1/1974.
Tàu chiến của Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa Việt Nam tháng 1/1974.
Mít tinh phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa.
Mít tinh phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa.
Toàn cảnh đảo Len Đao trong cụm đảo Trường Sa.
Toàn cảnh đảo Len Đao trong cụm đảo Trường Sa.
Trụ sở UBND huyện Trường Sa.
Trụ sở UBND huyện Trường Sa.
Trụ sở UBND huyện Trường Sa.
Hàng năm cứ đến tháng 2 âm lịch, người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức lễ "Khao lề thế lính Hoàng Sa" để tưởng nhớ công ơn những người làm nhiệm vụ giữ gìn biên cương trên biển Đông trong đội Hoàng Sa có từ thời chúa Nguyễn.

                                                                                                Huỳnh Hải(Dân trí)

Blogger templates

Blogger news

Blogroll

Archive

Total Pageviews

Tổng số lượt xem trang

Ad

Follow us on Facebook :P

Your Page links

Được tạo bởi Blogger.

Blog Archive

Followers

Hot Topics