Đôi điều ngẫm nghĩ trong ngày Quốc khánh của dân tộc – tuổi trẻ thế hệ mới phải biết hành động…
Những cá nhân tự chủ tạo nên một quốc gia độc lập. Về cơ bản, không thể có quốc gia độc lập, tự chủ khi thiếu những cá nhân độc lập, tự chủ. Giáo dục có vai trò cực kỳ quan trọng trong sứ mệnh giúp người trẻ tự chủ tư duy, tự chủ cuộc đời...
Nghĩ về quá khứ và nhắc nhiều hơn đến tương lai
Có lẽ ngày nhỏ, không ít người nghĩ về ngày 2/9 chỉ đơn giản là một ngày "được nghỉ". Ở nhiều quốc gia, ngày Quốc khánh thường là ngày bước ngoặt, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ độc lập, tự do, hạnh phúc… Tất nhiên là hạnh phúc trong sự hiểu biết, trong sự khai minh, chứ không phải hạnh phúc theo kiểu "tự sướng" lối AQ. Như ta biết, khẩu hiệu "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" có nguồn gốc từ thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc).
Cần hiểu điều này trong mối quan hệ tương hỗ: Dân tộc độc lập mà dân quyền không tự do hay dân sinh không hạnh phúc thì sự độc lập đó có ý nghĩa gì? Nếu bụng đói ăn, đầu đói chữ và trái tim đói cảm xúc thẩm mỹ... sẽ khó nói là hạnh phúc, bởi lúc đó ta là nô lệ của giặc đói, giặc dốt và vô số giặc khác mà không hề biết. Một dân tộc/một con người không nhớ về quá khứ, cội nguồn của mình thì đó là một dân tộc/ một con người mất gốc. Nhưng một con người hay một dân tộc mà chỉ nhớ về quá khứ và gặm nhấm quá khứ mà sống thì đó là một dân tộc, một con người không có tương lai.
Trong lễ kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 40 của Singapore (9/8/1965-9/8/2005), trong diễn văn của mình, Thủ tướng nước này - ông Lý Hiển Long - dành rất ít thời gian để nói về 40 năm vừa rồi, phần lớn bài diễn văn nói đến 40 năm tiếp theo. Điều này cũng tương tự nhân dịp 60 năm ngày Quốc khánh Hàn Quốc (15/8/1945-15/8/2005). Vì thế, nên chăng, nhân dịp sinh nhật đất nước, sẽ thật tuyệt vời nếu chúng ta nói nhiều hơn đến những việc sẽ làm gì trong chặng đường tiếp theo của mình. Và hy vọng, đến 100 năm kỷ niệm Tết Độc lập, thay vì chỉ nói nhiều về điều cha ông mình đã làm từ 100 năm trước, thì cũng nên nói về những gì mà con cháu đã làm được trong mấy chục năm qua, và đồng thời nói nhiều về con đường dài lâu 100 năm tới của dân tộc. Đó mới là tư duy tích cực và tư duy về tương lai.
Có ai coi trọng người đi ăn xin bao giờ đâu?
Chắc hẳn ai cũng biết, để làm những việc đó, đất nước ta cần có những con người, nhất là người trẻ, tự chủ, độc lập, sáng tạo và nỗ lực không ngừng, biết giã từ những tư duy xưa cũ, ấu trĩ, mông muội. Thực tế cho thấy, sẽ không bao giờ có tự chủ nếu không có tư duy độc lập. Từ tư duy độc lập, ta mới có tư duy phản biện, tư duy sáng tạo... Muốn biết đa số người trẻ có tư duy tự chủ không, đơn giản hãy đặt câu hỏi: Người trẻ có tư duy độc lập không?
Một ví dụ thường thấy ở đa số người trẻ khi đi tìm một công việc, họ giữ nguyên hình thức mẫu "Đơn xin việc". Sự “xin việc” đã là một điều không ổn về mặt tâm thế. Ít ai tin tưởng những bạn trẻ này sẽ có những sáng kiến đột phá hay các tư duy tốt trong công việc. Một người có tư duy độc lập có đặc tính và dấu hiệu cơ bản là bất cứ việc gì họ nói, bất cứ việc gì họ viết và bất cứ việc gì họ làm... đều có mục đích và lý do. Vậy tại sao phải "xin việc"? Hợp tác với nhau mà làm ăn chứ, tại sao lại phải "xin"? Có ai coi trọng người đi ăn xin bao giờ đâu? Tại sao phải áp dụng những mẫu biểu khô cứng, vô hồn như thế? Đó là sản phẩm của lối "tư duy khuôn mẫu" (trước làm sao thì bây giờ làm vậy) và "tư duy bầy đàn" (mọi người làm sao thì mình làm vậy) chứ ít quan tâm đến chuyện "tại sao phải làm thế?" và "làm cái đó để làm gì?".
Do vậy, nếu muốn sinh tồn một cách đàng hoàng trong thời đại ngày nay, trên thế giới này thì ít nhất là phải có tư duy độc lập, mọi thứ mình làm cần phải phải có lý do và mục đích rõ ràng, đó cũng là cơ sở của tự chủ, của sáng tạo, của thành công…
Giản Tư Trung (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục - IRED)
Một dân tộc/một con người không nhớ về quá khứ, cội nguồn của mình thì đó là một dân tộc/ một con người mất gốc. Nhưng một con người hay một dân tộc mà chỉ nhớ về quá khứ và gặm nhấm quá khứ mà sống thì đó là một dân tộc, một con người không có tương lai".
Tuổi trẻ thế hệ mới hãy biết nắm giữ vận mệnh Đất nước.
Việt nam muôn năm!
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaViệt Nam sẽ ngày càng phát triển
Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 mãi mãi đi vào lịch sử
Trả lờiXóathế hệ trẻ là tương lai của đất nước, cố gắng lên các b
Trả lờiXóaThể hệ trẻ hãy thể hiện bản lĩnh của chúng ta, cùng nhau xây dựng đất nước.
Trả lờiXóatuoi tre the he moi co gang dua dat nuoc tien len
Trả lờiXóaXã hội Việt Nam không dựa vào chủ nghĩa cá nhân, mà dựa vào đạo lý chứa đựng sự hợp tác. Đó là việc thực hiện những hành vi tốt đẹp cũng như sự quan tâm và chân thành chăm sóc người khác - thể hiện rõ nhất ở các gia đình nền nếp. Điều gây ấn tượng lớn với tôi là hầu như không có tính ích kỷ, nhỏ nhen trong các gia đình người Việt Nam, cho dù cuộc sống của họ đang bị chiến tranh đe dọa. Tôi tin chắc rằng, rất ít quốc gia trên trái đất này còn có được những đứa trẻ có tinh thần và tâm lý lành mạnh như trẻ em Việt Nam, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh như thế.
Trả lờiXóa80 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm nên hai cuộc kháng chiến thần thánh chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc và sự nghiệp trên 20 năm đổi mới sau khi đất nước hòa bình, khi Việt Nam trở thành quốc gia hội nhập và phát triển, đời sống tinh thần và vật chất của người dân ngày càng được cải thiện.
Trả lờiXóaTạp chí Lá thư ngoại giao của Pháp số 73/2006 đã dành tới 1/4 số trang để giới thiệu về đất nước và con người, chính sách mở cửa cũng như những thành tựu đổi mới mà Việt Nam đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam. Trong số này còn có bài viết của ông Jean de Gaulle, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Pháp – Việt thuộc Hạ viện Pháp. Theo tác giả bài viết thì Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội to lớn, trở thành nhân tố tích cực và rất được lắng nghe của ASEAN, một đối tác quan trọng của Pháp ở Đông Nam Á và khẳng định hai nước có thể cùng nhau xây dựng nhiều mục tiêu hợp tác cho tương lai.
Hãy tự hào về dân tộc Việt Nam!!!
Đảng, Nhà nước ta tiếp tục tập trung thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân tộc, nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân các dân tộc, củng cố xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trả lờiXóa