Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012
CATP) Công an Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược đã lập được nhiều chiến công phản gián hết sức rực rỡ. Nhân kỷ niệm 67 năm ngày thành lập Công an nhân dân, Báo CATP đăng bài viết về một số chuyên án phản gián đó.
Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên cờ truyền thống Công an nhân dân năm 1975
Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trường Chinh gắn Huân chương Sao Vàng lên cờ truyền thống CAND năm 1980
SỬ DỤNG GIÁN ĐIỆP ĐẦU TIÊN XÂM NHẬP BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Sáng sớm ngày 9-4-1961, người dân xã Tiến An, huyện Yên Hưng, tỉnh Hồng Quảng (nay là Quảng Ninh) phát hiện tại cống Đầm, thôn La Khê một chiếc thuyền lạ không có người. Chiều cùng ngày, người dân thôn La Khê phát hiện một người đàn ông mặc áo màu cỏ úa ở vườn trên đồi nhà Phạm Đ.; khi thấy có người, ông ta lẩn vào bụi cây. Hai ngày sau, một người dân lại thoáng thấy có người nằm võng trong buồng ở nhà Phạm Đ...

Những phát hiện trên liền được báo cáo lên Công an huyện Yên Hưng, Công an tỉnh Hồng Quảng. Tổng hợp các nguồn tin, nhận định Mỹ, ngụy tung gián điệp biệt kích ra bằng đường biển, lãnh đạo Công an tỉnh Hồng Quảng triển khai trinh sát xác minh và báo cáo Bộ Công an. Cùng thời gian này, trinh sát thu được một bức điện lạ đánh đi từ Hồng Quảng cho đài P8M ở Sài Gòn, nhưng chưa giải mã được. Sàng lọc đối tượng, Công an tỉnh Hồng Quảng dần dần tập trung hướng điều tra vào Phạm C. ở thôn La Khê, anh trai của Phạm Đ. Trước Cách mạng Tháng Tám, C. đi lính cho Pháp, sau đó về quê tham gia cách mạng, từng hoạt động trong Thanh niên Cứu quốc, thậm chí ở Ban trinh sát đặc biệt Ty công an Hồng Quảng, rồi Trưởng công an quận 2. Năm 1947, C. về quê, bị Pháp bắt giam ba tháng; sau khi được tha thì về nhà dạy học và liên lạc được với cách mạng, tiếp tục thoát ly công tác, từng làm ở Tuyên huấn tỉnh ủy, Ban Thi đua tỉnh, phóng viên báo. Sau đó, C. bất mãn trở về quê, làm thơ ca, tụ tập tay chân chống lại chính quyền; tháng 6-1959, bị tòa án tỉnh gọi lên kiểm điểm và cho về viết tự khai thì C. bỏ trốn.
Đêm 6-6-1961, trinh sát bắt quả tang Phạm Đ. đi lên rừng, mang theo máy phát điện quay tay và một số phụ tùng máy thu phát tín hiệu. Từ lời khai của Đ., trinh sát thu thêm một máy vô tuyến điện và bộ mật mã mà Đ., Phạm C. đã chôn cạnh gốc cây si trên núi Đất. Mười ngày sau đó, trinh sát bắt được Phạm C. và thu được ở núi đá Chồng một bộ máy vô tuyến điện cùng toàn bộ tài liệu, phương tiện hoạt động gián điệp của C. Dựa trên những tài liệu trên, cơ quan kỹ thuật nghiệp vụ giải mã được 23 bức điện mà C. (mật danh ARES) đã đánh về trung tâm địch
Thực hiện mệnh lệnh của lãnh đạo Bộ Công an, Cục trưởng Nguyễn Tài trực tiếp chỉ đạo xét hỏi đối tượng. Phạm C. khai nhận: quá trình trốn (tháng 6-1959) đã được Sở Nghiên cứu chính trị của ngụy quyền tuyển dụng, huấn luyện và tung trở lại miền Bắc hoạt động gián điệp với bí số “Hạ Long”.

Sau khi giáo dục, cảm hóa, thuyết phục “Hạ Long” bí mật làm việc với ta, ngày 8-8-1961, Bộ Công an quyết định lập án, thông qua điệp viên “Hạ Long”, đấu tranh với trung tâm của địch ở Sài Gòn. Dưới sự giám sát chặt chẽ của các chuyên viên vô tuyến điện và lãnh đạo chuyên án, phiên liên lạc đầu tiên của “Hạ Long” với P8M được thực hiện ngay tại Trại giam của Ty công an Hồng Quảng. Do “báo cáo” được chuẩn bị chu đáo nên địch hoàn toàn tin tưởng, tiếp nhận tin và chỉ thị hoạt động bình thường. Trong phiên liên lạc thứ hai, ta cung cấp tin giả cho địch và yêu cầu tiếp tế hàng hóa. Ngày 16-1-1962, địch cho một tàu chở hàng tiếp tế, ta chủ động đón bắt cả thủy thủ đoàn và hàng hóa. “Hạ Long” điện báo cho P8M là không nhận được hàng. Nghĩ tàu tiếp tế bị mất tích (do lúc đó biển động, sóng lớn) nên ngày 25-2-1962, địch tiếp tế lần thứ hai tại hang Đầu Gỗ, đảo Ngôi Sao, gồm 23 thùng lương thực, thuốc men, 7 thùng thuốc nổ, súng đạn, máy vô tuyến điện. Sau đó, P8M yêu cầu “Hạ Long” thị sát, xác định toạ độ khu rừng Đông Triều và Hoành Bồ để tiếp tế bằng đường không. Ban chuyên án cho “Hạ Long” báo tọa độ, đồng thời chủ động “đón” được năm thùng hàng và sáu tên biệt kích ngay khi chúng vừa tiếp đất.

Tiếp theo đó, nhằm đi sâu tìm hiểu đường dây liên lạc của địch, “Hạ Long” báo cho trung tâm địch là cần chuyển một số tài liệu quan trọng, yêu cầu liên lạc qua hộp thư. Địch cử một liên lạc là thuyền viên Ba Lan vào cảng Hải Phòng và một nữ điệp viên từ Sài Gòn đi tàu Panama cập cảng Cửa Ông, nhận “tài liệu” từ Phạm C. và giao tiền, vàng cùng các chỉ thị hoạt động cho C. Tin tưởng “Hạ Long” hoạt động tốt, cơ sở rộng nên trung tâm địch tiếp tục chủ động các lần tiếp tế lương thực, thuốc men, vũ khí, máy vô tuyến điện mới, đồng thời tăng cường thêm hai toán Eagle, Redrgne gồm 12 tên, xuống địa bàn Hà Bắc, Hà Giang và đều được “tiếp đón” chu đáo.

Cuối năm 1969, trung tâm địch có ý định rút các toán “Hạ Long”, Eagle, Redrgne về Sài Gòn để củng cố. Nhận thấy những nhiệm vụ cơ bản đã đạt được, Bộ Công an quyết định cho kết thúc chuyên án theo đúng ý đồ của địch. Một loạt biện pháp khôn khéo đã được thực thi, làm cho trung tâm địch không nhận lại được “người nhà” mà không thể nghi ngờ điều gì.


 Vịnh Hạ Long nên thơ, từng được kẻ địch lấy tên làm mật danh cho gián điệp
 

10 nhận xét:

  1. công an Việt Nam từ khi được thành lập 19/8/1945 cho tới nay đã luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, các anh luôn cống hiến những chiến công thầm lặng cho tổ quốc, gìn giữ sự bình yên cho cuộc sống của nhân dân!

    Trả lờiXóa
  2. những chiến công thật là kỳ tích, đáng khâm phục xin cám ơn các ông, các bác, các chú, các anh đã hy sinh thầm lặng để giữ vững đất nước khỏi bị bọn xâm lăng xâm lược. xin chúc các anh co sức khỏe dồi dào để công tác tốt hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  3. oa giỏi thật, đúng là công an Việt Nam. Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc ta

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. sức mạnh của việt Nam sẽ không bao giờ thay đổi và mãi thế ! không có nước nào có thế xâm lược hay dành chiếm được

      Xóa
  4. cam on nhung chien si da hy sinh tham lang!

    Trả lờiXóa
  5. Công An Nhân Dân Việt Nam quả là những người anh hùng thực sự, các anh đã không tiếc thân mình hi sinh cả mạng sống cho sự bình yên và hạnh phúc của nhân dân,,,Chúc các anh có sức khỏe dồi dào công tác tốt,,!

    Trả lờiXóa
  6. Chúc cho các chiến sỹ công an luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và tiếp tục có những chiến công trong sự nghiệp bảo vệ An ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

    Trả lờiXóa
  7. Những chiến công của các anh thật đáng khâm phục, chúc các anh luôn mạnh khỏe, luôn giữ vững ý chí bảo vệ cho nền hòa bình độc lập nước nhà..

    Trả lờiXóa
  8. Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Phát huy 6 điều Bác Hồ dạy.

    Trả lờiXóa
  9. công an nhân dân, vì nước quên thân vì dân phục vụ!

    Trả lờiXóa

Blogger templates

Blogger news

Blogroll

Archive

Total Pageviews

Tổng số lượt xem trang

Ad

Follow us on Facebook :P

Your Page links

Được tạo bởi Blogger.

Blog Archive

Followers

Hot Topics