“Có thể thấy rằng một số nhà toán học đã được đào tạo ở Việt Nam một cách bài bản với trình độ đáng kinh ngạc. Tôi cho rằng Việt Nam sẽ là một nền toán học mới hàng đầu ở châu Á, trở thành một trung tâm toán học mạnh với cách phát triển như hiện nay”.
Trong chuyến sang Việt Nam dự Hội nghị Toán học phối hợp Việt Pháp mới đây, Giáo sư Benedict Gross (người có 27 năm làm giáo sư tại ĐH Harvard của Mỹ), người ít nhiều có kinh nghiệm tiếp xúc với nền toán học Việt Nam, qua những chuyến công tác làm nhiệm vụ thẩm vấn các sinh viên Việt Nam sang làm nghiên cứu sinh ngành toán tại Mỹ theo chương trình học bổng VEF, đã chia sẻ với Tia Sáng những suy nghĩ về tình hình phát triển toán học Việt Nam hiện nay.
PV: Qua những chuyến đi tới Việt Nam trong quá khứ và gần đây, ông đánh giá ra sao về triển vọng phát triển toán học Việt Nam ?
Gross: Toán học Việt Nam đã có nhiều tiến triển trong vòng 10 năm qua, đặc biệt là trong vòng 5 năm gần đây khi toán học giành được nhiều sự quan tâm đầu tư hơn từ Chính phủ Việt Nam. Trước đây, Việt Nam từ lâu đã đạt được nhiều thành công tại các kỳ thi toán Olympic quốc tế, gây dựng được những “ngôi sao” toán học trẻ tuổi tài năng. Đến nay, ViệtNam không chỉ dừng lại ở đó mà đã có được một số những nhà toán học có tên tuổi hàng đầu trên thế giới hiện nay.
Bên cạnh đó, đội ngũ các nhà toán học tại ViệtNam ngày nay cũng đủ sức đào tạo ra một thế hệ mới các nhà toán học đầy tiềm năng trong tương lai, với sức phát triển thực sự mạnh mẽ. 20 năm trước sinh viên toán Việt Nam thường phải đi ra nước ngoài, đến châu Âu hoặc Mỹ để được đào tạo làm nghiên cứu sinh một cách nghiêm túc. Nhưng nay ở Việt Nam đã có nhiều người có trình độ đủ khả năng làm công việc đào tạo này trong nước. Tuy nhiên, tôi cho rằng vẫn là điều hữu ích cho các tiến sĩ của Việt Nam nếu họ có cơ hội ra nước ngoài làm nghiên cứu hậu tiến sĩ (postdoc), qua đó được tiếp xúc với môi trường toán học thế giới.
Các nhà toán học ViệtNam đã có những công trình nghiên cứu xuất sắc, vươn tới biên giới hiện thời của toán học. Chẳng nói đâu xa, ngay như một tiến sĩ toán học Việt Nam đang chuẩn bị sang làm hậu tiến sĩ ở Đại học Harvard năm tới, hiểu biết của anh này về vấn đề mà anh ta nghiên cứu là hoàn toàn cao hơn tôi. Vì vậy, có thể thấy rằng một số nhà toán học đã được đào tạo ở Việt Nam một cách bài bản với trình độ đáng kinh ngạc. Tôi cho rằng Việt Nam sẽ là một nền toán học mới hàng đầu ở châu Á, trở thành một trung tâm toán học mạnh với cách phát triển như hiện nay.
Gross: Toán học Việt Nam đã có nhiều tiến triển trong vòng 10 năm qua, đặc biệt là trong vòng 5 năm gần đây khi toán học giành được nhiều sự quan tâm đầu tư hơn từ Chính phủ Việt Nam. Trước đây, Việt Nam từ lâu đã đạt được nhiều thành công tại các kỳ thi toán Olympic quốc tế, gây dựng được những “ngôi sao” toán học trẻ tuổi tài năng. Đến nay, Việt
Bên cạnh đó, đội ngũ các nhà toán học tại Việt
Các nhà toán học Việt
Lễ khai mạc hội nghị quốc tế “Toán học phối hợp Việt - Pháp” tại ĐH Sư phạm Huế (thuộc ĐH Huế) sáng 20/8/2012. (Ảnh: Đại Dương)
Theo ông thì Việt
Trong vài chục năm giảng dạy và nghiên cứu ở Đại học Harvard, tôi đã được tiếp xúc với sinh viên toán đến từ khắp nơi trên thế giới, như Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Rumani, v.v. Thông qua những sinh viên này mà tôi phần nào hình dung được mức độ phát triển của toán học ở nhiều quốc gia khác nhau. Tôi đã có dịp đi một số nơi, Singapore 4 lần, Ấn Độ 2 lần, Trung Quốc 7 lần. Đây là những quốc gia khá mạnh về toán, và tôi tin là toán học Việt Nam đang trên đường phát triển để trở nên ngang tầm với những nền toán học này.
Mỗi quốc gia có một khó khăn riêng. Ví dụ, Singapore là một nước rất nhỏ, dân số cả nước chỉ có 4 triệu người. Trung Quốc thì bị mất đi rất nhiều nhà khoa học ở cùng thế hệ với tôi, trong đó có các nhà toán học, do tác động của cách mạng văn hóa, gần như bị mất đi cả một thế hệ. Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc đấu tranh giành độc lập gắn liền với những cuộc chiến tranh, tuy nhiên các bạn vẫn duy trì và phát triển được một cộng đồng các nhà toán học.
Dù mỗi nước có một khó khăn riêng nhưng châu Á trong 40 năm qua là một nền văn hóa toán học khá mạnh, với những tên tuổi như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Việt Nam, và Đài Loan.
Để có thể tiếp tục phát triển và vươn lên, ViệtNam sẽ cần khắc phục điểm yếu gì?
Các bạn cần phải đẩy mạnh văn hóa giao lưu trong toán học, và tôi nghĩ văn hóa ấy đang được tích tụ dần ở ViệtNam . Chính phủ Việt Nam đã rất hào phóng trong việc đầu tư phát triển Viện Toán Cao cấp. Nhưng để đạt được thành công, một mặt họ cần sẵn sàng cấp nguồn kinh phí mời những nhà toán học hàng đầu từ nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam, mặt khác cấp tài trợ cho những người đi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ và làm hậu tiến sĩ ở châu Âu, Mỹ, và cả Ấn Độ, Trung Quốc.
Phát triển đội ngũ nhân lực trình độ cao cho toán học là một quá trình liên tục và lâu dài. Khi các bạn đã có một số nhân lực trong nước đủ mạnh đóng vai trò làm hạt nhân, sẽ có nguy cơ là các bạn dừng lại, thỏa mãn với những gương mặt này mà không chịu tích cực phát triển thêm.
Để luôn cập nhật tại ranh giới toán học, cần luôn phải có sự tích cực tiếp xúc, trao đổi với cộng đồng toán học thế giới. Đây là điều mà toán học ViệtNam cần phải làm được trong những năm tới. Đây là thách thức không chỉ riêng cho Việt Nam mà chung cho tất cả các nền toán học khắp nơi trên thế giới. Ngay cả ở Mỹ, chúng tôi cũng không dễ thu nhận sinh viên quốc tế đến nghiên cứu vì Chính phủ Mỹ thường chỉ muốn dành tiền tài trợ cho đào tạo công dân Mỹ.
Để phát triển một nền toán học cho tương lai, chúng ta cần phải vượt qua tầm nhìn và mô hình hạn hẹp trong khuôn khổ mỗi đất nước, vì trong thế giới toán học, chẳng hề quan trọng việc bạn đến từ đâu. Toán học là một ngôn ngữ chung của nhân loại, và chúng ta cần thường xuyên phá vỡ đi rào cản biên giới giữa các quốc gia. Nền toán học ViệtNam đã có bước tiến triển đáng kể, nhưng điều chúng ta quan tâm nhất là tương lai của toán học. Trong tương lai ấy, không quan trọng bạn là người Việt hay người Mỹ.
Việt Nam có xu hướng gây dựng được những học sinh giỏi toán đầy tiềm năng, nhưng không có nhiều người sau này thành công trong sự nghiệp toán học.
Điều đó sẽ thay đổi. Tôi cho rằng trước đây hệ thống của các bạn chưa có sự khuyến khích đầy đủ để các nhà toán học trẻ tài năng tiếp tục sự nghiệp toán học và phát huy hết tiềm năng sáng tạo trong toán học của họ. Nhưng đó là câu chuyện 20 năm về trước. Ngày nay ViệtNam đã có những nhà toán học trưởng thành với tên tuổi được khắp thế giới biết đến, các quốc gia thậm chí còn phải cạnh tranh nhau để mời được họ đến diễn giảng. Tôi được biết rất nhiều nhà toán học trẻ Việt Nam trong lứa tuổi 25 – 28 tràn đầy năng lực đang muốn trở về làm việc ở trong nước và tham gia xây dựng một nền văn hóa toán học cho nước nhà. Đây là điều khiến tôi khá lạc quan về tương lai của các nhà toán học Việt Nam .
Một số nước, như Trung Quốc chẳng hạn, thường quá chú trọng vào kết quả thi cử, và đây là một truyền thống đã kéo dài từ suốt hàng nghìn năm qua. Muốn vào đại học các bạn trẻ phải thi, và chất lượng trường họ được nhận vào tùy thuộc vào điểm số bài thi cao thấp ra sao. Truyền thống ấy không tốt cho toán học. Nó buộc người ta phải tập trung hết năng lượng cho việc học, cày ngày cày đêm.
Nhưng những nỗ lực đó không phải thước đo áp dụng cho một nhà toán học lớn. Một nhà toán học cần kỹ năng, nhưng cũng cần cả sự sáng tạo. Các bạn nên phát triển một hệ thống xã hội không chỉ biết trân trọng những người trẻ tuổi đạt thành tích cao tại các kỳ thi toán Olympic quốc tế, mà nên trân trọng cả những người có khả năng tưởng tượng ra những ý tưởng mới.
Chúng ta cần loại trừ chế độ thi cử này bắt đầu từ một lứa tuổi nhất định, có thể là 16, 17, hoặc 18, và kể từ lứa tuổi đó, chúng ta phải để con người được tự do sáng tạo trong toán học. Tôi nghĩ ViệtNam đã nhận ra điều này và đang tìm cách thay đổi.
Các Chính phủ thường đắn đo khi đầu tư cho toán học, họ có thiên hướng muốn thấy các ứng dụng và đạt được những thành tựu cụ thể…
Tôi biết, và đây là việc khó khăn. Khi tôi thuyết trình trước các hiệu trưởng trường đại học và các nhà tài trợ cho khoa học, câu hỏi họ thường được đặt ra là vì sao chúng ta phải tài trợ cho toán học lý thuyết? Nếu tài trợ cho toán ứng dụng chúng ta có thể chế tạo được nhiều thứ, hoặc chúng ta có thể tài trợ cho nghiên cứu trong ngành cơ khí, hay ngành nông nghiệp. Đất nước Việt Nam đang có biết bao nhiêu nhu cầu thiết thực đòi hỏi sự đầu tư cho nghiên cứu, như nhu cầu làm sạch hệ thống nước thải, nhu cầu tăng cao mùa vụ, hay nhu cầu nghiên cứu trong giao thông (tôi mong là ai đó sẽ sớm xây dựng hệ thống tàu điện ngầm cho Hà Nội). Đứng trước tất cả những nhu cầu cấp bách này, các nhà toán học lý thuyết thường chỉ có thể khoanh tay đứng nhìn. Vậy thì vì sao chúng ta lại tài trợ cho toán lý thuyết?
Có 2 lý do để đáp lại câu hỏi này. Một là, toán học là một phần của văn hóa. Chúng ta tài trợ cho toán học cũng giống như việc tài trợ cho nghệ thuật tạo hình, kịch, âm nhạc. Mục đích chung là để đạt được những thành tựu văn hóa cho đất nước.
Hai là ta không thể dự đoán được khi nào thì những kết quả nghiên cứu trong toán học lý thuyết sẽ đem lại ứng dụng hữu ích. Trong bài thuyết trình trước các hiệu trưởng đại học ở Mỹ, tôi đã lấy ví dụ minh họa về một lý thuyết toán vô cùng trừu tượng liên quan tới các ma trận, có tên gọi là định lý Perron - Frobenius. Khi mới được chứng minh, định lý này thuần túy chỉ là một kết quả toán học lý thuyết. Thế nhưng ngày nay nó trở thành nền tảng của phương pháp Input - Output Leontief trong kinh tế học, cũng đồng thời là nền tảng cho kỹ thuật xếp hạng các trang web của Google. Không ai có thể tiên đoán trước được những thành tựu này. Vì vậy khi ta quyết định tài trợ cho toán học lý thuyết, thì cũng giống như ta đầu tư xây dựng những tuyến đường sắt từ trước khi có những con tàu chạy trên những tuyến đường sắt này.
Kinh phí đầu tư cho toán học không cần phải nhiều. Nó thường rất rẻ, và là một sự đầu tư hiệu quả. Tôi nghĩ rằng các nhà quản lý ở ViệtNam cũng đã nhìn thấy được như vậy.
Dù mỗi nước có một khó khăn riêng nhưng châu Á trong 40 năm qua là một nền văn hóa toán học khá mạnh, với những tên tuổi như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Việt Nam, và Đài Loan.
Để có thể tiếp tục phát triển và vươn lên, Việt
Các bạn cần phải đẩy mạnh văn hóa giao lưu trong toán học, và tôi nghĩ văn hóa ấy đang được tích tụ dần ở Việt
Phát triển đội ngũ nhân lực trình độ cao cho toán học là một quá trình liên tục và lâu dài. Khi các bạn đã có một số nhân lực trong nước đủ mạnh đóng vai trò làm hạt nhân, sẽ có nguy cơ là các bạn dừng lại, thỏa mãn với những gương mặt này mà không chịu tích cực phát triển thêm.
Để luôn cập nhật tại ranh giới toán học, cần luôn phải có sự tích cực tiếp xúc, trao đổi với cộng đồng toán học thế giới. Đây là điều mà toán học Việt
Để phát triển một nền toán học cho tương lai, chúng ta cần phải vượt qua tầm nhìn và mô hình hạn hẹp trong khuôn khổ mỗi đất nước, vì trong thế giới toán học, chẳng hề quan trọng việc bạn đến từ đâu. Toán học là một ngôn ngữ chung của nhân loại, và chúng ta cần thường xuyên phá vỡ đi rào cản biên giới giữa các quốc gia. Nền toán học Việt
Việt Nam có xu hướng gây dựng được những học sinh giỏi toán đầy tiềm năng, nhưng không có nhiều người sau này thành công trong sự nghiệp toán học.
Điều đó sẽ thay đổi. Tôi cho rằng trước đây hệ thống của các bạn chưa có sự khuyến khích đầy đủ để các nhà toán học trẻ tài năng tiếp tục sự nghiệp toán học và phát huy hết tiềm năng sáng tạo trong toán học của họ. Nhưng đó là câu chuyện 20 năm về trước. Ngày nay Việt
Một số nước, như Trung Quốc chẳng hạn, thường quá chú trọng vào kết quả thi cử, và đây là một truyền thống đã kéo dài từ suốt hàng nghìn năm qua. Muốn vào đại học các bạn trẻ phải thi, và chất lượng trường họ được nhận vào tùy thuộc vào điểm số bài thi cao thấp ra sao. Truyền thống ấy không tốt cho toán học. Nó buộc người ta phải tập trung hết năng lượng cho việc học, cày ngày cày đêm.
Nhưng những nỗ lực đó không phải thước đo áp dụng cho một nhà toán học lớn. Một nhà toán học cần kỹ năng, nhưng cũng cần cả sự sáng tạo. Các bạn nên phát triển một hệ thống xã hội không chỉ biết trân trọng những người trẻ tuổi đạt thành tích cao tại các kỳ thi toán Olympic quốc tế, mà nên trân trọng cả những người có khả năng tưởng tượng ra những ý tưởng mới.
Chúng ta cần loại trừ chế độ thi cử này bắt đầu từ một lứa tuổi nhất định, có thể là 16, 17, hoặc 18, và kể từ lứa tuổi đó, chúng ta phải để con người được tự do sáng tạo trong toán học. Tôi nghĩ Việt
Các Chính phủ thường đắn đo khi đầu tư cho toán học, họ có thiên hướng muốn thấy các ứng dụng và đạt được những thành tựu cụ thể…
Tôi biết, và đây là việc khó khăn. Khi tôi thuyết trình trước các hiệu trưởng trường đại học và các nhà tài trợ cho khoa học, câu hỏi họ thường được đặt ra là vì sao chúng ta phải tài trợ cho toán học lý thuyết? Nếu tài trợ cho toán ứng dụng chúng ta có thể chế tạo được nhiều thứ, hoặc chúng ta có thể tài trợ cho nghiên cứu trong ngành cơ khí, hay ngành nông nghiệp. Đất nước Việt Nam đang có biết bao nhiêu nhu cầu thiết thực đòi hỏi sự đầu tư cho nghiên cứu, như nhu cầu làm sạch hệ thống nước thải, nhu cầu tăng cao mùa vụ, hay nhu cầu nghiên cứu trong giao thông (tôi mong là ai đó sẽ sớm xây dựng hệ thống tàu điện ngầm cho Hà Nội). Đứng trước tất cả những nhu cầu cấp bách này, các nhà toán học lý thuyết thường chỉ có thể khoanh tay đứng nhìn. Vậy thì vì sao chúng ta lại tài trợ cho toán lý thuyết?
Có 2 lý do để đáp lại câu hỏi này. Một là, toán học là một phần của văn hóa. Chúng ta tài trợ cho toán học cũng giống như việc tài trợ cho nghệ thuật tạo hình, kịch, âm nhạc. Mục đích chung là để đạt được những thành tựu văn hóa cho đất nước.
Hai là ta không thể dự đoán được khi nào thì những kết quả nghiên cứu trong toán học lý thuyết sẽ đem lại ứng dụng hữu ích. Trong bài thuyết trình trước các hiệu trưởng đại học ở Mỹ, tôi đã lấy ví dụ minh họa về một lý thuyết toán vô cùng trừu tượng liên quan tới các ma trận, có tên gọi là định lý Perron - Frobenius. Khi mới được chứng minh, định lý này thuần túy chỉ là một kết quả toán học lý thuyết. Thế nhưng ngày nay nó trở thành nền tảng của phương pháp Input - Output Leontief trong kinh tế học, cũng đồng thời là nền tảng cho kỹ thuật xếp hạng các trang web của Google. Không ai có thể tiên đoán trước được những thành tựu này. Vì vậy khi ta quyết định tài trợ cho toán học lý thuyết, thì cũng giống như ta đầu tư xây dựng những tuyến đường sắt từ trước khi có những con tàu chạy trên những tuyến đường sắt này.
Kinh phí đầu tư cho toán học không cần phải nhiều. Nó thường rất rẻ, và là một sự đầu tư hiệu quả. Tôi nghĩ rằng các nhà quản lý ở Việt
Nhà toán học Eisenstein là một môn đệ nổi tiếng của nhà toán học Gauss. Một hôm có người hỏi Eisenstein: “Toán học vừa là một môn nghệ thuật, vừa là một môn khoa học phải không?” “Không! Toán học thuần túy chỉ là một môn nghệ thuật”. |
Theo Tia Sáng
Cá nhân mình nghĩ Việt Nam cần các nhà Khoa học về vật lý,hóa học,CNTT tầm thế giới hơn!
Trả lờiXóa