Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012


LâmTrực@

Ai cũng có thể nói ra hai từ: Yêu nước.

Có lẽ Yêu nước là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ nên cũng không cần đặt vấn đề yêu nước là gì. Mỗi người dân Việt đều có quyền yêu nước, tất nhiên là yêu nước theo cách của mình. Duy chỉ có một điều mà chúng ta cần phải cân nhắc để thể hiện lòng yêu nước của mình trước cộng đồng sao cho hiệu quả mà không làm cản trở tới nhưng hoạt động của Nhà nước và của người dân. Tóm lại, là bạn có thể thể hiện lòng yêu nước của mình theo cách mà bạn muốn song không được vi phạm luật pháp. 

Cần nói thêm, bản thân lòng yêu nước không có tội, mà cách thể hiện lòng yêu nước một cách thái quá có thể đã vi phạm pháp luật một cách có chủ ý hoặc vô ý. Điều đáng nói ở đây là nhiều người nhân danh yêu nước để trục lợi, lợi dụng lòng yêu nước để chống lại Nhà nước, chống lại dân tộc mình.

Tôi không hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng, yêu nước là phải ra mặt trận, phải lên biên giới, phải ra hải đảo và phải cầm súng, ném lựu đạn để bảo vệ chủ quyền của đất nước. 

Tất nhiên, tôi cũng không hài lòng với ý kiến cho rằng yêu nước là phải đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược lãnh thổ. 

Tôi tôn trọng lòng yêu nước của các bạn, nhưng nếu nói rằng tôi không đi biểu tình, tôi không hô hào biểu tình là tôi không yêu nước thì đó là lối nói lộng ngôn thô thiển có hàm ý kích động và xúc phạm đến nhân phẩm của tôi hay của  công dân khác. 

Nói vê chủ đề này, Nhà văn Trang Hạ bày tỏ quan điểm tôn trọng cả những trường phái khác biệt. Bởi ai cũng có thể nói ra hai chữ yêu nước. Vấn đề hoàn toàn không phải là nghĩ gì - mà là phải làm gì. Và không có nghĩa là khi ai đó nói rằng mình yêu nước, thì phải tống họ lên trên biên giới hay các quần đảo để chứng minh điều đó; hoặc là đặt vào tình huống "nếu có chiến tranh thì bạn có cho con trai đi nhập ngũ?". Theo nhà văn Trang Hạ, "không thể lấy máu để minh chứng cho lòng yêu nước".

Khi tổ quốc lâm nguy, đất nước có chiến tranh, chúng ta sẽ phải thể hiện lòng yêu nước của mình trước hết là ủng hộ Nhà nước thực hiện các đối sách với kẻ thù. Đối sách này không chỉ được tiến hành trên mặt trận bom đạn mà có thể diễn ra dưới nhiều hình thái khác nhau. Như ngoại giao, kinh tế, pháp luật, khoa học kỹ thuật.v.v... Thêm nữa, bạn có thể có những đóng góp bằng các hoạt động cụ thể tùy thuộc vào khả năng mà bạn có cho công cuộc bảo vệ đất nước. Bạn có lòng yêu nước, lẽ dĩ nhiên bạn phải có trách nhiệm với tình yêu đó thông qua hành động cụ thể.

Thực tế đã Có nhiều người quá khích, tư duy bầy đàn về chuyện "cứ phải đưa ra chiến trường thì mới là yêu nước". Trong khi, chúng ta có thể dùng sức mạnh tri thức giành lại những gì đã mất từ tay quân sâm lược. 

Trong thời đại này, tư duy lấy thịt đè người không phải là cách cư xử văn minh, và càng không phải cứ xuống đường biểu tình bằng cách gào thét chửi bới là yêu nước chân chính. Ai cũng biết, biểu tình như vừa qua là không thể giải quyết được vấn đề chống xâm lược, trái lại nó gây khó khăn cho việc thực hiện đối sách ngoại giao của Nhà nước với quân xâm lược và góp phần làm rối loạn xã hội, ít nhất là trong một vài khu vực. Vấn đề cơ bản nhất là tránh xung đột, chứ không phải là mang con em, dân thường để tế cho tinh thần yêu nước. Bởi lẽ nếu xảy ra xung đột thì trong thế tương quan lực lượng như hiện nay, chúng ta khó có cơ hội. Trong tình thế đó dù là máu của anh hay của tôi hay con em chúng ta, tất cả đều vô vị.

Tôi cũng đồng ý với một bạn trẻ là sinh viên ở Hà Nội cho rằng yêu nước không nên được bộc lộ bằng hành động cực đoan. Cũng không nên quan niệm rằng, những người lên máy bay ra nước ngoài là không yêu nước.

Chúng ta đều là người Việt, tất thảy đều yêu nước, vậy cớ sao không đoàn kết để tạo ra sức mạnh bảo vệ tổ quốc?

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Gần đây, một số diễn đàn trên in-tơ-nét đang truyền bá quan điểm của một tác giả cho rằng "lâu nay trong nước vẫn có cách sử dụng khái niệm diễn biến hòa bình với một ý nghĩa rất tiêu cực", diễn biến hòa bình là "sự phát triển tất nhiên... Bản thân nó chỉ là một sự vận động chứ không có màu sắc gì cả"; từ đó kêu gọi Ðảng Cộng sản Việt Nam "phải tự diễn biến hòa bình trong nội bộ đảng"! Ðây là sự mập mờ về lý luận, mơ hồ về thực tiễn, từ đó đánh đồng mục đích, nội dung của Nghị quyết Hội nghị T.Ư 4 (khóa XI) Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay với chiến lược mà các thế lực thù địch đang sử dụng để tiến công vào Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Về nguồn gốc và lịch sử của diễn biến hòa bình, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì: "Ý tưởng ban đầu về diễn biến hòa bình do các nhà hoạch định chiến lược phương Tây soạn thảo từ cuối những năm 40 thế kỷ 20, sau được tiếp tục bổ sung; cuối thập kỷ 80 thế kỷ 20, được nâng lên và hoàn chỉnh thành chiến lược. Trong điều kiện mới của so sánh lực lượng trên thế giới, chiến lược diễn biến hòa bình được tiến hành chủ yếu bằng các thủ đoạn phi quân sự, nhằm "chuyển hóa hòa bình" các nước xã hội chủ nghĩa theo tư bản chủ nghĩa. Sau biến động ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Ðông Âu, phương Tây công khai tuyên bố chuyển hướng chiến lược "kiềm chế" sang chiến lược "mở rộng" với hai nội dung cơ bản: "dân chủ hóa về chính trị" và "tự do hóa về kinh tế". Vấn đề "nhân quyền" và "dân chủ" được coi là vũ khí lợi hại (Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1, Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, H.1995, tr.673). Qua một lược sử như thế, có thể thấy diễn biến hòa bình là một kế hoạch có chủ thể tổ chức và thực hiện, có mục đích và đối tượng cụ thể; có sự điều chỉnh liên tục nhằm thích ứng với từng giai đoạn lịch sử; đặc biệt, chủ thể của diễn biến hòa bình không hề chú ý tới sự phát triển lành mạnh của các quốc gia mà họ nhằm vào. Nếu cái gọi là "tất nhiên" được vay mượn từ luận điểm "quá trình lịch sử, tự nhiên" mà Các Mác đã chỉ ra, thì đây
là sự gá ghép khiên cưỡng hai khái niệm  có nội hàm rất khác nhau. Diễn biến hòa bình chỉ "tất nhiên" đối với những người đã cố công hoạch định, rồi hơn nửa thế kỷ qua vẫn kiên trì theo đuổi, liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn nhằm phá hoại các nước XHCN về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội,... Vì thế, không thể phủ nhận tác động rất tiêu cực của diễn biến hòa bình.
Nhìn ra thế giới, diễn biến hòa bình không chỉ là câu chuyện liên quan tới Việt Nam, bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Ðông Âu là bằng chứng cụ thể của tình trạng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" kết hợp với sự suy sụp về kinh tế, sự suy giảm niềm tin,... đã đẩy tới sự sụp đổ chế độ xã hội ở hàng chục quốc gia. Hiện tại, với Trung Quốc và Nga, theo mục từ diễn biến hòa bình trên Wikipedia thì "Chủ tịch Hồ Cẩm Ðào trong tuyên bố đầu năm 2012 của mình nhắc nhở các thành viên trong Ðảng Cộng sản Trung Quốc cẩn thận với diễn biến hòa bình, kêu gọi các biện pháp tích cực chống lại "sự thâm nhiễm về văn hóa và tư tưởng của các thế lực thù địch"... Theo báo Pravda của Nga, Quỹ dân chủ Mỹ (NED) có mặt trên khắp đất nước Nga, thâm nhập vào diễn biến chính trị ở Nga hiện nay. Tổ chức này cũng tài trợ cho nhiều tổ chức thanh niên và các buổi thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau với mục đích "bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo mới cho đất nước Nga"... Chính phủ Nga cảnh báo việc Mỹ tiếp tục tài trợ cho các tổ chức này tại Nga đang gây ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai bên, nhất là Mỹ đang áp dụng sách lược cứng rắn trên các vấn đề liên quan đến lợi ích của Nga như vấn đề I-ran và Xy-ri. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Xéc-gây Ry-a-cốp nói với hãng thông tấn Interfax: "Hành động này đến mức trở thành một vấn đề trong quan hệ giữa hai nước. Chúng tôi thực sự quan ngại về việc Oa-sinh-tơn tài trợ cho các nhóm và phong trào nhất định tại Nga".
Gần đây hơn, các cơ quan truyền thông BBC, VOA, RFI,... đều đưa tin về sự kiện hôm 19-9-2012 Chính phủ Nga đã ra hạn tới ngày 1-10-2012 Văn phòng của USAID (Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ) tại Nga phải đình chỉ hoạt động và rời khỏi nước này. Bộ Ngoại giao Nga cho biết: "Quyết định được đưa ra vì việc làm của những người chịu trách nhiệm của cơ quan trên tại đất nước chúng tôi không phù hợp chút nào với mục tiêu đã tuyên bố, là tạo điều kiện phát triển hợp tác nhân đạo song phương. Ðúng ra đây là những mưu toan gây ảnh hưởng lên các tiến trình chính trị thông qua việc tài trợ. Xã hội công dân Nga đã đủ chín chắn và không cần đến các mệnh lệnh từ bên ngoài". Bài USAID đóng văn phòng tại Nga trên web của BBC ngày 19-9 viết: "USAID đã làm việc tại Nga trong hai thập niên qua, chi gần 3 tỷ USD cho các chương trình viện trợ và dân chủ... Nhà chức trách Nga ngày càng nghi ngờ các tổ chức phi chính phủ (NGOs), mà họ tin rằng đã dùng tài trợ nước ngoài để kích động bất ổn chính trị... Ðầu năm nay, Tổng thống Nga V.Pu-tin cáo buộc các cuộc biểu tình phản đối việc ông đắc cử được giật dây bởi các tổ chức phi chính phủ được Mỹ cấp tiền... Hoa Kỳ bắt đầu đưa hoạt động của các tổ chức NGO ở Nga sau khi Liên Xô tan rã và chi khoảng 2,7 tỷ USD cho một loạt các chương trình nhân quyền, xã hội dân sự, y tế và môi trường". Còn bài Các tổ chức dân chủ Nga sẽ gặp khó khăn sau khi USAID rời khỏi Nga đăng trên web của VOA thì viết: "Trong thập niên qua, số tiền viện trợ giảm sút, nhưng càng ngày càng đổ vào các tổ chức nhân quyền và củng cố xã hội dân sự tại Nga. Vào năm 1995, USAID tiêu khoảng 257 triệu USD tại Nga so với khoảng 50 triệu USD trong năm nay... Phóng viên BBC tại Mát-xcơ-va Steve Rosenberg nói rằng, việc USAID cam kết xây dựng một xã hội dân sự được giới chức Nga xem là nỗ lực để châm ngòi cho một cuộc cách mạng".
Các sự kiện trên, cùng các bằng cứ mà báo chí trên thế giới công bố đã chỉ rõ vai trò của các thế lực bên ngoài (qua tài trợ, mạng xã hội, truyền thông "đen"...) đã tác động như thế nào đến "cách mạng da cam" ở U-crai-na, "cách mạng hoa nhài" ở Trung Ðông và Bắc Phi,... Ðiều này khiến chúng ta phải suy nghĩ một cách chín chắn, để nhận diện và đi tìm căn nguyên. Và nếu không chú ý tới điều V.I Lê-nin đã khẳng định "hiện tượng là có tính bản chất" sẽ không thể tạo lập khả năng tổng hợp, phân tích các hiện tượng liên quan tới diễn biến hòa bình để xác định bản chất của nó; sẽ không thấy diễn biến hòa bình là nguy cơ có thật, là một thực tế phải đối diện, không phải là "ngoáo ộp" được dựng lên để dậm dọa. Diễn biến hòa bình có thể đẩy tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", song "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" còn có thể nảy sinh từ hoạt động của các chủ thể xã hội, đặc biệt là tự tình trạng "tự tha hóa" của đội ngũ lãnh đạo các cấp. Về vấn đề này, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay chỉ rõ tình trạng: "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc..." đã nảy sinh từ một số nguyên nhân, như: "Cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Ðảng, trước nhân dân. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ", và các nguyên nhân ấy "sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Ðảng và sự tồn vong của chế độ".
Về nguyên tắc, sự phát triển bền vững, lành mạnh của một quốc gia trước hết phụ thuộc vào định hướng phát triển, năng lực tự điều chỉnh và sức mạnh vật chất - tinh thần nội tại của nó. Tuy nhiên, khi mà sự hợp tác quốc tế có thể bổ sung một số điều kiện giúp quá trình phát triển diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn, thì các quốc gia cũng cần tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ từ bên ngoài. Nhưng xét đến cùng, sự phát triển của mỗi quốc gia luôn phụ thuộc vào trí tuệ, sự tỉnh táo, năng lực của chủ thể lãnh đạo, cùng khả năng khơi dậy và huy động sức mạnh của toàn dân tộc vào quá trình phát triển. Lịch sử đã chứng minh, nếu không có trí tuệ sáng suốt và sáng tạo, không có nội lực tinh thần mạnh mẽ và thuyết phục, nếu không có bản lĩnh và khả năng tự điều chỉnh linh hoạt, nếu không tập hợp và xây dựng được khối đoàn kết toàn dân... Ðảng Cộng sản Việt Nam đã không thể lãnh đạo dân tộc Việt Nam làm nên Cách mạng Tháng Tám, vượt qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, vừa hàn gắn vết thương chiến tranh và vừa đương đầu với các khó khăn của thời kỳ "cấm vận", sau đó bước vào thời kỳ Ðổi mới. Những thành tựu to lớn đó là kết quả trực tiếp của trí tuệ, ý chí, bản lĩnh và cả mồ hôi, xương máu, hy sinh của nhiều thế hệ lãnh đạo Ðảng cùng hàng triệu đảng viên và các tầng lớp nhân dân; trực tiếp khẳng định vai trò chủ thể tự giác của lực lượng lãnh đạo cách mạng cùng phong trào cách mạng rộng rãi, là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày nay, trước rất nhiều khó khăn của đất nước, trước một số vấn đề xã hội cần phải giải quyết, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã thể hiện quyết tâm của Ðảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng và chỉnh đốn Ðảng để tiếp tục tổ chức, lãnh đạo sự nghiệp đổi mới. Ðây là kết quả của quá trình nhận thức sâu sắc đối với thực tiễn và đánh giá chính mình để tự hoàn thiện, không cùng bản chất với cái gọi là "tự diễn biến hòa bình trong nội bộ đảng". Trong những ngày này, việc triển khai Nghị quyết T.Ư 4 một cách cụ thể, sâu sát, rộng khắp,... trong toàn thể cán bộ, đảng viên từ trung ương tới địa phương đã không chỉ củng cố niềm tin của nhân dân cả nước mà dư luận thế giới cũng chăm chú theo dõi. Bởi, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "Việc thực hiện Nghị quyết là làm cho Ðảng mạnh hơn lên, để quan hệ giữa Ðảng với dân ngày càng gắn bó máu thịt". Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các thế lực thù địch khai thác, xuyên tạc, reo rắc hoài nghi, kích động nhằm tác động tiêu cực tới uy tín của Ðảng. Vì thế, nếu thật sự có tinh thần phấn đấu vì tương lai đất nước, hơn lúc nào hết mỗi công dân cần tỉnh táo, có ý thức trách nhiệm trong lao động để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hoặc trước khi có ý kiến đóng góp với sự nghiệp chung.

Hai công ty của Trung Quốc đăng ký hoạt động tại cái gọi là thành phố Tam Sa, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tờ China Daily hôm nay cho hay một công ty xây dựng và một công ty du lịch được thành lập trong tháng 8 và 9 để đưa vốn đầu tư và việc kinh doanh vào hoạt động trên địa bàn "Tam Sa". Đây là một đơn vị hành chính do Trung Quốc lập với tham vọng quản lý cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cùng các vùng nước liên quan, bị Việt Nam kịch liệt phản đối và bác bỏ.
1526117848_hoang_sa1
Một đảo trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh:Denfense update
Hai công ty trên đều có trụ ở ở Hải Nam và hiện hoạt động chủ yếu tại thủ phủ Hải Khẩu.
Giới chức Trung Quốc cho hay đang nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có nhà máy xử lý nước thải và hệ thống đường ống dẫn nước trên đảo Phú Lâm, đảo chính trong quần đảo Hoàng Sa. Hiện có khoảng 1.000 cư dân Trung Quốc sống trên đảo này. Họ cũng đang đóng hai con tàu để đi lại giữa các đảo trong quần đảo.
Trước đó Trung Quốc cũng công bố việc xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, lập cục cấp điện, mở tuyến du lịch, bầu cử hội đồng nhân dân...
Việt Nam nhiều lần khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lên án những việc làm của Trung Quốc vì vi phạm chủ quyền của Việt Nam và yêu cầu chấm dứt không để tái diễn các hành động tương tự.
Giới quan sát quốc tế nhận định rằng Trung Quốc đang thực hiện chiến lược chiếm dần các đảo trên Biển Đông, trước hết là xây dựng đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa thành một cơ sở cả về quân sự và kinh tế và xã hội, làm bàn đạp nhảy cóc dần xuống phía nam, vươn tới các đảo khác ở Trường Sa.
Sarabjeet Singh Parma, học giả thuộc Viện nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ, nhận xét: "Họ đang tính toán để một khoảnh đất gần 13 km vuông có thể mang cho họ thẩm quyền đối với 2 triệu km vuông vùng biển của các nước khác".

Dưới ánh nắng chiều gay gắt, tiếng máy của những chiếc xe đặc chủng ầm ầm kéo theo sau những khẩu pháo lựu cỡ nòng 122-Đ30 với tầm bắn hơn 15km thuộc Tiểu đoàn 1 lao vào chiếm lĩnh trận địa.
Theo sau là những chiến sĩ pháo binh mồ hôi ướt đẫm khuôn mặt và bộ quân phục dã chiến. Chỉ chưa đầy 2 phút chiếm lĩnh trận địa, những khẩu lệnh đã vang lên: “Mục tiêu 101”, “đạn nổ phá, ngòi nổ ngay, liều nguyên”…“Bắn!”.
Nạp đạn pháo 122-Đ30 trong nội dung huấn luyện Trung đội chấp hành khẩu lệnh bắn ở trận địa che khuất .
Nạp đạn pháo 122-Đ30 trong nội dung huấn luyện Trung đội chấp hành khẩu lệnh bắn ở trận địa che khuất .
Trên trận địa, những chú “voi sắt” nặng hơn 3 tấn răm rắp tuân theo sự điều khiển của những chiến sĩ, nghếch nòng theo hướng mục tiêu…
Trong khi đó, trên thao trường kế bên, những chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 3 đang thực hiện những động tác nhanh gọn, chuẩn xác bên giàn pháo BM21 có tầm bắn hơn 20km. Đó là những hình ảnh trong một buổi huấn luyện của chiến sĩ Lữ đoàn pháo binh 368 – Quân đoàn 1.
Giờ huấn luyện binh khí pháo BM21 tại Đại đội 7, Tiểu đoàn 3.
Giờ huấn luyện binh khí pháo BM21 tại Đại đội 7, Tiểu đoàn 3.
Thượng tá Mai Văn Tuấn, Phó Chính ủy Lữ đoàn pháo binh 368 cho biết, là Lữ đoàn xe kéo pháo đầu tiên của lực lượng pháo binh toàn quân được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (19-5-1975), những năm qua, Lữ đoàn tập trung xây dựng đơn vị vững mạnh về mọi mặt.
Chiến sĩ một khẩu đội thuộc Đại đội 3, Tiểu đoàn 1 đang lấy phần tử bắn của pháo 122-Đ30.
Chiến sĩ một khẩu đội thuộc Đại đội 3, Tiểu đoàn 1 đang lấy phần tử bắn của pháo 122-Đ30.
Đặc biệt, trong hai năm 2010-2011, Lữ đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, được Thủ tướng chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân đoàn nhiều lần biểu dương, khen thưởng.
Phút nghỉ ngơi sau giờ huấn luyện của chiến sĩ bên giàn pháo BM21.
Phút nghỉ ngơi sau giờ huấn luyện của chiến sĩ bên giàn pháo BM21.
Chiều 24-9, phóng viên Tiền Phong có mặt tại thao trường, ghi lại những hình ảnh ấn tượng của những chiến sĩ “Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng” ở Lữ đoàn pháo binh 368.

Cô Lin - 'Mắt thần' trấn giữ biển Đông
Cô Lin – ‘Mắt thần’ trấn giữ biển Đông
Nằm ở vị trí quan trọng, nhiều năm trước, ra Cô Lin người ta thấy thiếu thốn cam go đủ bề. Nhưng với sự quan tâm và đầu tư cũng như vượt lên khó khăn của người lính, để khẳng định chủ quyền biển, vị thế dân tộc Việt Nam trên biển, nay Cô Lin hiện ra bề thế, vững chãi trước biển. Là nơi bà con đi biển gửi gắm niềm tin, tìm đến neo đậu tránh trú bão, lấy thêm nước ngọt và lương thực cho mình.

Hoài niệm Cô Lin

Trên chuyến tàu ra đảo, thăm các chiến sỹ và tận mắt chứng kiến cuộc sống ngày một đổi thay của các đảo nằm trong quần đảo Trường Sa, Nhà báo Nguyễn Trọng Thiết, đang công tác ở Báo Hải Quân, người luôn được mệnh danh là “sói biển” của giới báo chí đã dành cho tôi nhiều ưu ái. Vì là “người của biển”, lại thêm cái nghề làm báo, tính đến nay anh là nhà báo duy nhất đã ra công tác nhiều nhất trên hầu hết các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đi nhiều, ghi nhận nhiều, anh như “cuốn biên niên về đảo và các đảo” trong quần đảo Trường Sa. Từ thời gian khó nhất cho đến những ngày vinh quang nhất, đầy đủ nhất như ngày nay qua lời kể của anh.
Hiểu biết của tôi về các đảo hình thành và tỏ tường dần qua những tối hai anh em ngồi cạn đêm trên boong tàu. Ấy là những tấm gương, sự hy sinh cao cả của những người lính, thế hệ đàn anh đã không tiếc máu xương ra với các đảo từ ngày các đảo này còn bộn bề khó khăn và thiếu thốn. Với lính hải quân, những ngày ấy, ra với đảo ai cũng biết khó khăn, có thể một đi không trở về vì bão gió, vì những sự bất ổn trên biển. Nhưng lạ thế, không một ai từ chối cả. Cứ có lệnh, ai nấy vui vẻ lên đường. Vì họ biết, sự ra đi của họ là góp sức cho sự vững chắc của chủ quyền trên biển. Và đồng nghĩa như vậy là sự bình yên của đất liền, tôn vinh thêm sức mạnh và tinh thần Việt.
Trong các câu chuyện anh kể về đảo, ấn tượng nhất với tôi là cuộc “hải chiến năm 1988” đã xảy ra tại đây. Biết Cô Lin có vị trí quan trọng, dù vẫn biết đảo này là của dân Việt, đất Việt nhưng “người ta” vẫn cố tình định đoạt nó. Vì ngày ấy cơ sở vật chất của đảo Cô Lin chưa được đầu tư, đảo chưa kiên cố và nổi hẳn lên mặt nước như bây giờ. Vào lúc triều cường, anh em trên đảo vẫn phải lội biển ngang bụng mà giữ đảo. Lợi dụng lúc ta khó khăn lại cậy sự “lớn mạnh” của mình, “người ta” đã ngang nhiên đưa tầu ra khiêu chiến. Với văn hóa Việt, những người lính chúng ta ngày ấy đã bình tĩnh giải thích và tôn trọng họ, ngay cả những lúc họ ngang ngược nhất.
Thế rồi không dừng ở đấy, những “tàu lạ” kia đã lấn tới. Đảo và chủ quyền đảo của đất Việt lâm nguy. Nhận được chỉ đạo từ trên, không nề hà, những người lính của chúng ta đã có hành vi cao cả là “cho tàu ủi bãi”. Chính nhờ sự mưu trí và dũng cảm này, bên cạnh đau thương và mất mát, chúng ta đã làm chủ và giữ được đảo. Giữ bình yên và nguyên vẹn “con mắt thần” này cho đến ngày hôm nay.
Cũng theo anh Thiết, ngày những người lính hải quân của ta cho “tàu ủi bãi” – một cách bảo vệ đảo hết sức táo bạo và không ngờ tới này cũng như các năm tiếp theo – Cô Lin còn khó khắn lắm. Đảo chưa được xây cất hiện đại, mọi thứ đều không chủ động được. Rau thiếu, lương thực thiếu đến nước ngọt cũng thiếu. Vậy nên ca khúc “mưa, chúng tôi cần mưa” luôn là nỗi khát khao của các chiến sỹ và các đoàn công tác ra Cô Lin thời gian ấy.

Xanh thắm “mắt thần”

Những ngày gian khó, những đau thương thầm lặng ngày nào ở Cô Lin đã nhanh chóng lùi vào quá khứ. Ngày nay nhiều người chỉ còn hình dung và biết được qua những lời kể. Cách đảo Sinh Tồn 9 hải lý, đảo Len Đao 7 hải lý và cách đảo Gạc Ma 4 hải lý, đảo Cô Lin là một đảo nằm trên một quần thể san hô khá rộng. Lướt trên những rặng san hô, chúng tôi nhẹ nhàng tiếp cận đảo, nước biển trong vắt, nhìn thấy cả những đàn cá tung tăng bơi lội.
Đảo trưởng, Thượng úy Hoàng Thanh Sơn cùng anh em trên đảo chỉnh tề quân phục đứng đón những đoàn khách từ đất liền ra thăm. Trên khuôn mặt dạn dầy gió biển và mặn mòi vị muối của các anh, chúng tôi “đã đọc” được những niềm vui và sự an tâm của các anh về một cuộc sống ngày một hiện đại hóa ở đây. Sóng điện thoại, điện thắp sáng bằng các nguồn năng lượng sạch cùng sóng ti vi đã ngày một đưa các anh “về gần” với đất liền hơn.
Từ một đảo chìm, bằng sự gia cố và đầu tư, hiện nay Cô Lin đã “ngoi lên” mặt nước và trở thành một trong những đảo kiên cố. Đảo có thể chịu sóng gió tới bất kỳ cấp độ nào và sẵn sàng có thể ứng chiến về quân sự ở mức độ quyết liệt nhất. Cũng như các đảo khác, nước và rau xanh luôn là chủ đề muôn thuở và là thách đố của biển cả với con người mỗi khi họ có ý định ra đây sinh sống với nó. Nhưng nay, bằng việc đầu tư hệ thống bể chứa và trữ nước mưa và nước do các tầu vận tải chở ra nên Cô Lin đã hoàn toàn chủ động về nguồn nước. Nếu biển cả “trở mình”, không có nguồn cung ứng nước cơ học và có thể không có mưa trong thời gian dài thì hệ thống bể chứa ở đây vẫn có thể đáp ứng nước sinh hoạt cho anh em.
Cái quan trọng, bằng sự tự thân vận động, sự cần cù chịu khó nên ngoài thời gian phải làm nghĩa vụ trong ngày của một người lính, anh em trên đảo Cô Lin đã dành quỹ thời gian của mình để cải tạo, đem lại mầu xanh cho đảo. Ngoài cây cảnh, thì mướt mát và thích thú nhất ở đây vẫn là mầu xanh của những vườn rau do những người lính tự trồng và chăm sóc nấy. Tôi quả quyết, nếu nhìn thấy những loại rau mà các chiến sỹ đã trồng bằng các loại đất được các tầu dày công chở ra từ đất liền trên các khay nhựa đặc chủng, bất kỳ một phụ nữ nào cũng phải thấy “chạnh lòng” trước sự khéo léo của lính đảo Cô Lin. Và ai trong họ cũng ước ao mình có những đôi bàn tay khéo léo như vậy.
Từ một đảo luôn luôn ngóng trông và phụ thuộc vào các loại thực phẩm được chở ra từ đất liền thì nay các chiến sỹ trên đảo Cô Lin đã chủ động được rất nhiều thứ. Nhìn bảng khẩu phần ăn trong ngày, trong tuần, trong tháng chúng tôi rất yên tâm về sức khỏe của lính nơi đây. Đại diện anh em, Đảo trưởng Hoàng Thanh Sơn vui vẻ cho biết: “Bằng sự tự tăng gia sản xuất của mình, tổng năm 2010 và hết quý 1 năm 2011, anh em ở đảo đã “làm thêm” được 865kg rau xanh, đánh bắt được 402kg cá các loại, chăn nuôi được 60kg thịt các loại… Tổng số tiền làm ra này đã đem lại nguồn thu trên 21 triệu đồng để chi ăn thường xuyên và mua sắm vật chất cho anh em”. Có ra Cô Lin, trước khó khăn về thời tiết, bốn phía là biển chúng ta mới thấy nguồn thu này nó quý hiếm đến mức nào. Và con số này đã khẳng định thêm sự chắt chiu, cần cù, bám biển, bám sóng đến quên mình của anh em lính trên đảo.
Từ một đảo vốn dĩ phụ thuộc vào đất liền, nay với sự nắm tay chiu chắt, chiến đấu, lao động không mệt mỏi mà Cô Lin đã trở thành điểm tìm đến neo đậu của nhiều ngư dân Việt Nam. Ngoài việc tạo thu, tạo chi, nay Cô Lin đã có điều kiện quay lại giúp đỡ ngư dân, đền đáp cho đất liền phần nào. Tổng kết trong thời gian qua, Đảo đã cung ứng cho ngư dân đến 2.000m3 nước ngọt. Bên cạnh nước ngọt, Đảo cũng là nơi tìm đến của của hơn 200 lượt tầu thuyền và là chỗ neo đậu cho nhiều bà con ngư dân ra đây khai thác thủy hải sản bằng các loại tầu thuyền như: tầu câu, tầu xiên lặn và tầu đánh lưới.
Ngoài vị trí “mắt thần”, ngoài nơi tìm đến neo đậu tránh trú bão của bà con, đảo Cô Lin còn đang được mệnh danh là Trạm y tế tiền phương trên biển. Với sự chủ động, ngoài việc khám chữa bệnh cho cán bộ, chiến sỹ, Đảo còn tạo điều kiện chữa trị bệnh cho 13 lượt bà con ngư dân, nhập đón và đưa bà con rời đảo đúng quy định, an toàn.
Cô Lin một thời ngày xưa để nhớ và Cô Lin xứng tầm là con “mắt thần” trước biển như ngày nay. Ấy là những ghi nhận, những nỗi nhớ mà chúng tôi có được trong hành trình đến và chia tay cùng các chiến sỹ ở Đảo này!

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Bất cứ kẻ nào có ý định xuyên tạc và xâm chiếm chủ quyền của Tổ quốc đều phải bị trừng trị!

Các trang mạng của thế lực phản động thường mạo xưng là của “dân oan”, của những người đòi dân chủ, chống tham nhũng, v.v… nhưng thực chất chúng thực hiện các âm mưu thâm độc để chống Đảng, chống Nhà nước và nhân dân ta.
Tiến bộ của khoa học thông tin, theo đó là công nghệ và những phương tiện thông tin ngày càng tiên tiến, giá rẻ đặc biệt là từ khi internet ra đời đã tạo ra một cuộc cách mạng thông tin làm thay đổi cả thế giới. Internet có nhiều mặt tiến bộ khiến không một quốc gia nào muốn hội nhập với thế giới lại có thể từ chối nó.
Tất cả lãnh đạo Việt Nam luôn luôn thực hiện chính sách nhất quán của Đảng và nhà nước.
Tất cả lãnh đạo Việt Nam luôn luôn thực hiện chính sách nhất quán của Đảng và nhà nước.
Nhưng bên cạnh mặt tích cực, internet cũng mang trong nó, về bản chất, rất nhiều mặt tiêu cực. Tham gia mạng internet, những kẻ xấu có thể ăn cắp, lừa đảo qua hệ thống ngân hàng, thương mại điện tử hàng tỷ USD ở những nơi cách thủ phạm hàng nghìn km. Có thể xâm nhập vào các kho dữ liệu điện tử, ăn cắp những bí mật an ninh-quốc phòng tuyệt mật, điều mà trước đây những tình báo sành sỏi nhất cũng bó tay, việc công bố hàng chục vạn trang tài liệu mật đánh cắp được trên mạng Wikileaks thời gian qua là một thí dụ. Internet còn như một cái chợ thông tin tự phát, nhiều kẻ xấu, kẻ bệnh hoạn, gây rối có thể bày bán ở đây rất nhiều thông tin dâm ô, bạo lực, băng hoại đạo đức… mà không bị kiểm soát về danh tính, xuất xứ. Độ phát tán những thông tin xấu này cũng gần như không phụ thuộc vào không gian, thời gian, biên giới hành chính, v.v…
Tình hình kinh tế xã hội chuyển biến tích cực nhưng bị các trang mạng, blog xấu bóp méo, bôi đen
Tình hình kinh tế xã hội chuyển biến tích cực nhưng bị các trang mạng, blog xấu bóp méo, bôi đen
Theo dự báo, với sự tiến bộ đáng kinh ngạc của công nghệ thông tin, sắp tới người ta có thể xem TV, nghe radio, xem internet bằng những “tờ giấy điện tử”, ở bất kỳ đâu với giá cực rẻ. Ngoài lợi thế có thể giấu kín danh tính (nặc danh), xuất xứ, internet còn có một lợi thế rất quan trọng khác đó là có thể giao lưu tức thì một cách dễ dàng với hàng triệu bạn đọc qua chức năng phản hồi, tham gia thảo luận… của nó. Chỉ cần một thông tin bịa đặt, xuyên tạc hoặc một lời kêu gọi, triệu tập nào đó được phát tán trên các blog, các mạng xã hội (trên thế giới hiện có hàng ngàn mạng xã hội có tiếng, hàng trăm triệu người có blog), lập tức nó tác động đến hàng triệu người, điều mà không một báo chí truyền thống nào có thể làm được.
Bất cứ một kẻ thù nào có ý định xuyên tạc và xâm chiếm chủ quyền của Tổ quốc đều phải bị trừng trị. Ảnh: Quang Tùng
Bất cứ một kẻ thù nào có ý định xuyên tạc và xâm chiếm chủ quyền của Tổ quốc đều phải bị trừng trị.
Tất nhiên, các thế lực xấu, các lực lượng thù địch, những cá nhân bất hảo về chính trị không bỏ qua những hiệu ứng tiêu cực (với họ là những lợi thế) này để thực hiện những mưu đồ thâm độc, điều mà trước đây họ không thể hoặc khó khăn lắm mới thực hiện được một phần bằng báo in, truyền đơn, đài phát thanh để phục vụ cho chiến lược diễn biến hòa bình hoặc thúc đẩy quá trình tự diễn biến ở những quốc gia có chế độ chính trị họ không ưa thích. Một thủ đoạn đang rộ lên hiện nay trong việc sử dụng internet trong lĩnh vực này là phao tin đồn nhảm, chia rẽ nội bộ, làm suy yếu khối đoàn kết trong nội bộ Đảng, giữa Đảng với dân, giữa nội bộ nhân dân.
Diễn biến hòa bình và các thủ đoạn thúc đẩy quá trình tự diễn biến là bằng các biện pháp tổng hợp chính trị-xã hội, an ninh-quốc phòng, kinh tế, ngoại giao, tư tưởng, văn hóa… nhằm làm suy yếu chế độ chính trị của một quốc gia, khiến cho chế độ chính trị đó lung lay, mất lòng tin và sự ủng hộ của quần chúng, nội bộ chia rẽ, bè cánh, các cá nhân có chức có quyền thoái hóa về lý tưởng, đạo đức, tan rã ý chí chiến đấu… Khi cơ hội đã chín muồi, chúng sẽ kích động quần chúng lật đổ chế độ đó mà không cần chiến tranh, không cần ra mặt can thiệp. Sự tan rã từng mảng lớn các nước XHCN ở Đông Âu, sự tan rã nhanh chóng của Liên Xô và rất nhiều cuộc lật đổ được gọi bằng cái tên hoa mỹ là cách mạng nhung, cách mạng đường phố, cách mạng sắc màu, cách mạng hoa tuy líp, hoa cẩm chướng, hoa nhài… đều thuộc loại này. Cần lưu ý là thông tin nói chung, các mạng xã hội nói riêng trong đó có cả Wikileaks đã đóng vai trò rất quan trọng trong các cuộc lật đổ ở Bắc Phi (Ai Cập, Libya, Tunisia, Yemen) dưới cái tên chung do họ đặt là “Mùa xuân Ả rập” và ở Syria, Trung Đông hiện nay.
Thực tiễn sinh động của sự nghiệp cách mạng luôn bị các thế lực thù địch xuyên tạc, bịa đặt nhằm lung lạc lòng tin của nhân dân, làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc
Thực tiễn sinh động của sự nghiệp cách mạng luôn bị các thế lực thù địch xuyên tạc, bịa đặt nhằm lung lạc lòng tin của nhân dân, làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc

Với thế giới thì như vậy, nhưng với Việt Nam thì sao?

Dĩ nhiên, Việt Nam và một số nước khác do Đảng Cộng sản cầm quyền, kiên trì đi theo con đường XHCN là những chiếc gai đối với họ. Nhổ những chiếc gai này đi, tức lật đổ chế độ cộng sản ở những nước này không chỉ là mục tiêu hành động cho lý tưởng chống cộng mà với nhiều người nó còn là sự rửa hận, là trả thù cá nhân, những điều họ đã không làm được suốt trong 30 làm tay sai cho ngoại bang, tiến hành cuộc chiến tranh diệt cộng tàn ác, đẫm máu. Họ hành động ráo riết trên mọi lĩnh vực, lĩnh vực nào cũng đầy rẫy những âm mưu thâm độc và nguy hiểm nhưng lĩnh vực tư tưởng, văn hóa là một trong những lĩnh vực được họ quan tâm nhất.
Thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt có nhiều, chẳng hạn như khoét sâu vào những yếu kém, khuyết điểm của chế độ ta, gây oán thán, ly tán lòng dân; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; hạ thấp và gieo rắc nghi ngờ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chia rẽ khối đoàn kết và tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước, nhất là các nước láng giềng; xuyên tạc và phủ nhận lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng, khoét sâu mâu thuẫn để chia rẽ, cô lập ta như với trường hợp Biển Đông gần đây, từng bước một tách dân ra khỏi Đảng và chính quyền, biến họ thành lực lượng đối lập với Đảng và chính quyền vv…Theo báo Quân đội nhân dân, cơ quan an ninh đã thống kê được hiện có 400 trang mạng trong đó có 300 trang mạng chống phá Việt Nam ráo riết, ngoài ra còn có 380 tờ báo, tạp chí, 60 đài phát thanh phát tiếng Việt, nhiều hãng thông tấn… ngày đêm chĩa vào Việt Nam.

Các chiêu thức quen thuộc của các trang mạng này là:

1) Các trang web của các tổ chức phản động mạo xưng là của các dân oan, những người đòi dân chủ, đòi tự do thông tin, những người chống tham nhũng chẳng hạn, mà máy chủ đặt tại nước ngoài. Các trang này thường dùng mánh khóe hư hư, thực thực, xuyên tạc, bịa đặt với mục đích chống phá.
2) Mạo danh trang chuyên đề (môi trường, kinh tế, văn hóa) xa lánh chính trị nhưng thực chất là những trang thông tin, bình luận, hướng dẫn, suy diễn thiên lệch về một vấn đề nào đó để dẫn tới chống phá về chính trị.
3) Khai thác triệt để, kích động một số trang mạng của những trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo, nhà nghiên cứu… để thực hiện âm mưu chia rẽ, ly tán nội bộ.
Tuy có những thuận lợi về kỹ thuật và mặc dù đã sử dụng nhiều cách nhưng các thế lực này đều gặp trở ngại lớn là sự thật lịch sử và lòng tin của dân chúng không dễ tác động. Chúng đã từng mở đợt tuyên truyền dài hơi hòng hạ uy tín Hồ Chí Minh, ra hẳn những bộ phim, những clip được giàn dựng công phu để bôi nhọ, hạ uy tín Người. Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng cũng tìm cách xuyên tạc từ bản chất đến nhiều chiến dịch, trận đánh cụ thể. Chúng cũng đã từng lợi dụng sự căng thẳng trên Biển Đông để chia rẽ, xuyên tạc quan hệ quốc tế giữa ta và Trung Quốc, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân để ly gián Chính phủ với nhân dân. Nhưng những âm mưu thâm độc đó đều lần lượt thất bại, không đạt được kết quả như chúng mong muốn. Lần này, vẫn những thủ đoạn cũ đó, chúng lợi dụng lúc toàn Đảng, toàn dân ta đang đẩy mạnh triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay” và Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI), sau Bộ Chính trị và Ban Bí thư, các Đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Đảng ủy Ban và Ngành thuộc Trung ương đang tiến hành kiểm điểm, phê bình và tự phê bình, quần chúng đang nghiêm túc và phấn khởi theo dõi kết quả để tung ra nhiều thông tin nhạy cảm, rất khó kiểm chứng nhằm lung lạc dư luận.
Lực lượng cảnh sát biển là chỗ dựa vững chắc cho ngư dân.
Lực lượng cảnh sát biển là chỗ dựa vững chắc cho ngư dân.
Những thông tin này liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế cả vi mô và vĩ mô, nhiều vấn đề về đường lối như vấn đề các tập đoàn và tổng công ty nhà nước, ngân hàng, tài chính, nợ công, chính sách kinh doanh đa ngành, những thất thoát và trách nhiệm của một số người đối với một số vụ tham nhũng hoặc bức xúc điển hình để chĩa mũi nhọn vào tập thể và một số đồng chí lãnh đạo có trách nhiệm cao của Đảng và Nhà nước. Chúng còn ra sức tung tin bịa đặt, gây nghi ngờ về sự chia rẽ, phe phái, xung đột trong nội bộ Đảng, Nhà nước, Quốc hội, quan hệ giữa một số cán bộ cấp cao v.v… khiến người dân rất khó tự mình phân biệt đúng sai, tụ tập bàn tán, nghi hoặc phải trái.
Những âm mưu đó trước hết nhằm xuyên tạc bản chất của cuộc sinh hoạt chính trị sâu rộng thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 và đợt “học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thực chất là cuộc phê bình, tự phê bình làm trong sạch, nâng cao sức chiến đấu của Đảng, biến một chủ trương trong sáng, vì nhân dân thành một cuộc tranh giành, đấu đá trong nội bộ. Thứ 2, nó là một âm mưu mới, trong chiến lược diễn biến hòa bình, lợi dụng nền kinh tế thế giới và trong nước không ổn định, lợi dụng những khó khăn hiện nay để khoét sâu hơn nữa mâu thuẫn trong hệ thống chính trị và nhân dân, gây bất ổn chính trị, từ đó mưu toan rập theo những bài bản can thiệp của phương Tây vào thế giới Ả rập hiện nay trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam…
Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam là điều không cần tranh cãi
Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam là điều không cần tranh cãi
Âm mưu tung tin bịa đặt, hạ thấp uy tín cán bộ, chia rẽ nội bộ là hết sức nguy hiểm nhưng đó là một thủ đoạn mới trong một chiến lược cũ, ra đời sau thất bại của nhiều thủ đoạn trước nên tự thân đã mang tính yếu thế, bị động. Điều quan trọng hơn, nó là tin bịa đặt, không đúng sự thật nên thiếu sức thuyết phục khi bị vạch trần. Để làm thất bại những âm mưu này, một mặt phải tiến hành các biện pháp hành chính kiên quyết để bảo vệ chủ quyền thông tin của đất nước (như chỉ thị về việc điều tra xử lý nghiêm việc đăng tải thông tin chống Đảng và Nhà nước của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành). Mặt khác, lâu dài và cơ bản, đó là tăng cường thông tin, tuyên truyền hơn nữa để toàn dân cảnh giác trước những âm mưu xấu, nâng cao nhận thức chính trị và thị hiếu lành mạnh trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin trên internet để mạng thông tin toàn cầu này tiếp tục phát triển, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân và sự nghiệp phát triển, hội nhập của đất nước.
Với nhan đề “Năm xung đột có thể khuấy động thị trường toàn cầu”, tờ Wall Street Journal của Mỹ nhận định thị trường thế giới có thể bị tác động từ năm tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và xung đột lớn.
Xung đột biển Đông có thể xáo trộn kinh tế toàn cầu
Xung đột biển Đông có thể xáo trộn kinh tế toàn cầu
Wall Street Journal ghi nhận hiện nay các bên có liên quan vẫn đang nỗ lực kiềm chế không để các tranh chấp và xung đột vượt quá tầm kiểm soát, do đó các tranh chấp và xung đột chưa hội đủ yếu tố leo thang đến mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà đầu tư trong các khu vực có liên quan.
Dù vậy, thị trường toàn cầu vẫn đang đứng trước nguy cơ bị tổn thương bởi lẽ các tranh chấp và xung đột này đều tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào.

Năm tranh chấp đó là:

Xung đột Israel-Iran: Israel vẫn kiên định rằng Israel có quyền ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân trong khi Iran khẳng định chương trình hạt nhân chỉ nhằm mục đích hòa bình. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nhiều lần đề cập đến khả năng không kích Iran.
Nếu xung đột xảy ra, giá dầu sẽ tăng vì nguồn cung cấp dầu ở Trung Đông có thể sẽ đứt. Các nước nhập khẩu dầu nhiều như Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đồng shekel của Israel sẽ là nạn nhân trực tiếp bị rớt giá.
Dự báo: Thủ tướng Netanyahu chỉ mạnh nói chứ chưa hẳn đã làm vì mục đích có thể chỉ nhằm gây áp lực để Mỹ bảo vệ quyền lợi của đồng minh Israel nhiệt tình hơn.
Xung đột Syria: Nổi dậy chống Tổng thống Bashar al-Assad đã trở thành nội chiến. Xung đột từ Syria đang đe dọa lan ra biên giới và đã tới sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, nước ủng hộ phe nổi dậy Syria.
Các nhà đầu tư lo ngại nhất đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ có tầm ở Trung Đông trong khi nước này ít khả năng đối phó với chiến tranh tôn giáo và giá dầu cao.
Dự báo: Ít khả năng xung đột sẽ lan đến bên trong Thổ Nhĩ Kỳ bởi Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO, Syria sẽ phải dè chừng phản ứng quốc tế.
Tranh chấp hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở biển Đông: Nếu Trung Quốc sử dụng quyền lực kinh tế và quân sự với ý đồ kiểm soát hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cùng các tuyến đường biển quan trọng sống còn, thương mại thế giới sẽ bị ảnh hưởng. Quan trọng hơn, Mỹ có thể bị lôi kéo dẫn đến xung đột.
Dự báo: Tranh chấp biển Đông sẽ chưa có đột phá. Mỹ hiện vẫn phản ứng thận trọng. Nhiều khả năng Mỹ có thể có thái độ cương quyết hơn khi Trung Quốc đẩy mạnh phát triển kinh tế ở biển Đông.
Tranh chấp quần đảo Dokdo/Takeshima: Tranh chấp giữa Hàn Quốc và Nhật trở nên cực kỳ căng thẳng sau chuyến thăm quần đảo của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak hôm 10-8.
Về hậu quả đối với thị trường, Nhật đã đe dọa sẽ không thực hiện tiếp thỏa thuận hoán đổi tiền tệ khoảng 70 tỉ USD với Hàn Quốc. Lúc đó đồng won Hàn Quốc có nguy cơ bị tổn thương.
Dự báo: Tranh chấp vẫn sẽ dùng dằng, khó có bước đột phá nào vì Hàn Quốc vẫn né tránh lời kêu gọi phải giải quyết tranh chấp của Nhật.
Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông: Quần đảo này nằm giữa tuyến đường biển và khu vực đánh bắt cá quan trọng đồng thời còn tiềm ẩn nhiều nguồn tài nguyên năng lượng.
Tranh chấp quần đảo giữa Trung Quốc và Nhật lên đến mức căng thẳng vào cuối tuần qua đúng lúc hai nước đang nỗ lực xây dựng quan hệ thương mại song phương. Trong các tranh chấp lãnh thổ trước đây với Nhật, Trung Quốc đã từng ngưng xuất khẩu sang Nhật kim loại và vật liệu quý cần thiết cho công nghiệp sản xuất của Nhật.
Dự báo: Tương tự mọi tranh chấp lãnh thổ khác, cuối cùng tham vọng khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ bị kiềm chế vì Trung Quốc không muốn làm xấu đi quan hệ với đối tác thương mại quan trọng như Nhật.
Đảng phản động Việt Tân giật dây Quan Làm Báo?
Đảng phản động Việt Tân giật dây Quan Làm Báo?
Các đây đúng 2 tuần, ngày 4.9.2012 ông Bùi Tín đưa lên blog bài viết “Quan Làm Báo“: Đắt khách nhưng bí hiểm”, trích một đoạn đầu ông viết: “Hơn 1 tháng nay, mạng Quan Làm Báo đã trở thành một hiện tượng thông tin chấn động dữ dội công luận. Mạng này xuất hiện bất ngờ, không báo trước. Chẳng có tuyên ngôn, khẩu hiệu, phương châm. Chẳng có địa chỉ, tên tuổi người hay nhóm chủ trương, như một số mạng, blogger khác, trong hay ngoài nước.
Nhưng một điều rất rõ : Quan này rất đông khách vào thăm thú. Có thể nói Quan giật ngay kỷ lục về đắt khách. Vượt mạng Bauxite, vượt mạng Anh Ba Sàm, bỏ xa cả Dân Làm Báo. Đạt hàng triệu và sắp đạt chục triệu người vào đọc từ khi trình làng.
Vậy mà cho đến nay mặt mũi, chân dung, tiểu sử, lý lịch, quan điểm chính trị của Quan Làm Báo ra sao vẫn là điều bí mật, bí hiểm.”
Bài viết của Bùi Tín được nhiều trang mạng xã hội đăng lại trở thành đề tài bàn tán xôn xao, trong những ý kiến phỏng đoán được ăn ý nhất cho rằng “Trang blog Quan làm báo là của (华南情报局 – Phân Cục tình báo Hoa Nam) do trung tá Trương Hiểu Long (张 绕 龙 – Zhang Rao Long) chỉ huy với sự tham gia của Quách Đại Hung (郭 大雄 – Guo Da Xiong) và Hồ Huấn Nghiệp (胡 训业 – Hu Xun Ye) là những người Hoa, quốc tịch Mỹ trực thuộc thuộc phòng 10 chuyên về tin tức chính trị và gây nhiễu thông tin. Nhóm này có văn phòng tại California – USA, với nhiệm vụ chính là liên kết và lôi kéo một người Việt mang quốc tịch Mỹ hợp tác trong việc phối hợp sản xuất, pha chế các tin tức với mục đích kích động, gây chia rẽ và gây nhiễu loạn thông tin theo phương châm “vứt xương chó chó cắn nhau”, nghĩa là kích động tất cả các bên nhằm chơi trò “ngao cò đánh nhau, ngư ông đắc lợi”. Điều đó đã khiến nhà nước Việt nam phải tiến hành buộc các nhà cung cấp dịch vụ Internet đang phong tỏa blog nhằm hạn chế các tiếng nói khác biệt và đòi tự do dân chủ của các blogger trong nước từ tháng 6 đến đầu tháng 7 khi Phạm chí Dũng bị bắt xong xuôi. Việc ngăn chặn của chính quyền đã gặp phải sự phản ứng dữ dội từ các blogger và dư luận quốc tế về việc hạn chế và kiểm duyệt thông tin của chính quyền Việt nam.”
Nếu nói đoán thì là phỏng chừng vì trên mạng ảo khó ai biết được người ngồi phía sau màn hình tên họ là gì . Lời đồn đoán chưa tới hồi kết thúc thì ngày 17.9, nhà báo Umberto Bacchi trên tờ Quốc Tế Kinh Doanh Thời Báo của Anh Quốc phỏng vấn đại diện của 2 trang mạng xã hội “Dân Làm Báo và “Quan Làm Báo” qua bài “Vietnam Dissident Bloggers Warn: We Fight on despite 20-year Jail Threat”. Chúng tôi xin miễn bàn tới nội dung bài phỏng vấn trên vì thừa biết rằng cuộc phỏng vấn chỉ là diễn đàn dành cho những lời lẽ bóp méo sự thật, bêu xấu đất nước . Cuộc phỏng vấn giữa nhà báo Umberto Bacchi và “Dân & Quan Báo” qua hình thức voice chat . Đại diện Dân Làm Báo thì lo sợ bị bắt nên ẩn danh, còn phía Quan Làm Báo thích khoe người đại diện tên là Trần Hưng Quốc và  Trần Hưng Quốc cũng chính là bí danh của Lý Thái Hùng tổng bí thư Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng và cũng là chồng của bà Trần Diệu Chân chủ biên đài phát thanh Chân Trời Mới thuộc xứ bộ X113 thuộc đảng Việt Tân . Đây tuyệt đối không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà là giấu đầu lòi đuôi, Quan Làm Báo chính là đảng Việt Tân.
Khống chế Biển Đông cũng là khống chế hầu hết các nước ở châu Á và tất cả các quốc gia giàu có trên thế giới, những nước có quan hệ thượng mại với châu Á.
Lưỡi bò Trung Quốc không thể liếm được Biển Đông
Lưỡi bò Trung Quốc không thể liếm được Biển Đông
Ai cũng biết ngay đây là cái lưỡi bò ham hố của Trung Quốc thè ra định liếm trọn Biển Đông, biến một vùng biển rộng lớn nằm trên ngã tư giao thương quốc tế, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương thành ao nhà của họ. Vừa rồi, trên bài xã luận ngày 4.9.2012 của Nhân Dân Nhật báo in chữ đen, họ nói toạc ra chứ chẳng úp mở hay chữ vàng, chữ bạc gì nữa khi bà Ngoại trưởng Mỹ đến Bắc Kinh : “Tôi nói ra, anh nói ra, đừng mơ hồ gì nữa, anh như thế nào, tôi như thế nào, phải hiểu như thế; anh muốn gì thì cứ việc, tôi vẫn cứ thế”.
…Ý định đó đã được tính toán rất kỹ từ rất lâu, được đưa vào sách giáo khoa để nhồi vào trẻ em Trung Quốc “ý thức về chủ quyền lãnh thổ” mà họ đã vẽ ra. Họ cho phát hành 23.527 tạp chí nghiên cứu Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) để loan truyền rộng rãi nội dung trên. Trong 10 năm, họ đã khuyến khích làm 238 luận văn tiến sĩ về Biển Đông và các quần đảo với nội dung xác định chủ quyền Trung Quốc. Cũng trong thời gian đó, họ tổ chức 516 cuộc hội thảo về Biển Đông, biển Đông Bắc và các quần đảo đang tranh chấp.
Thật là ” Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”! Họ quyết sử dụng món võ quen thuộc, không phải võ Tàu, mà là võ Tây, nhưng là Tây phát xít.
Nhiều học giả Trung Quốc từ lâu đã lên tiếng cảnh báo về sự không phù hợp của một chính sách “diều hâu” đối với tranh chấp tại Biển Đông. Ví như học giả Chu Hạo – Chuyên viên của Viện Quan hệ Quốc tế đương đại Bắc Kinh – đăng trên tờ China Daily vào ngày 6-7 vừa rồi, chỉ rõ rằng : điểm nóng tranh chấp tại Biển Đông đã làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt từ năm 2010 đến nay. Ông cảnh báo, nếu tiếp tục chính sách ngoại giao pháo hạm, sự phát triển của Trung Quốc sẽ bị cho là mối đe dọa với nhiều nước khác; không tỉnh táo thì “Biển Đông sẽ là cái bẫy giam hãm Trung Quốc”. Giáo sư Hà Quang Hộ nói một cách chua chát “đòi hỏi vô lý là không biết giữ nhân tình”. GS Trương Kỳ Phạm khuyên nhà cầm quyền đừng theo luật rừng, nên theo luật biển. Giáo sư Trương Thư Quang:” Quyền lợi của Trung Quốc cần phải được các nước thừa nhận”. Nhà nghiên cứu Lý Lệnh Hoa, thuộc Trung tâm Tin tức hải dương Trung Quốc chỉ rõ ra: “Chúng ta – Trung Quốc vẽ đường chín đoạn mà không có một kinh độ hoặc vĩ độ cụ thể, và cũng không có căn cứ pháp luật.” Ông cũng khẳng định: “Đường chín đoạn (chiếm gần 80% Biển Đông) là do Trung Quốc tự vẽ ra năm 1974″. GS. Sun Zhe, Đại học Thanh Hoa thì lưu ý rằng: “Nam Hải (Biển Đông) không phải là “ao nhà” (internal lake) của Trung Quốc, bởi phần nhiều vùng biển này thuộc về vùng biển quốc tế”. Trong bài viết “Hiện trạng Nam Hải (Biển Đông) có lẽ sẽ kéo lùi cải cách chính trị của Trung Quốc” đăng ngày 17-7 ông viết: “Ý nghĩa lớn nhất của việc lập ra “thành phố Tam Sa” là chường cho bàn dân thiên hạ thấy nỗi nhục của Trung Quốc; đồng thời cũng sẽ buộc Chính phủ và quân đội Trung Quốc phải giở bài ngửa với các quốc gia xung quanh và quốc tế…”.
Trong bối cảnh của Trung Quốc hiện nay, những tiếng nói vừa dẫn ra cho thấy truyền thống của “trăm nhà đua tiếng” thời Xuân Thu Chiến quốc, truyền thống của “cuộc vận động Ngũ Tứ” thời hiện đại trong lịch sử Trung Quốc vẫn chưa mai một, vẫn có một tác động cảnh tỉnh trong dư luận Trung Quốc. Những tiếng “Gào Thét” mà đại văn hào Lỗ Tấn của dân tộc Trung Hoa vĩ đại từng cổ vũ đầu thế kỷ XX không thể không làm cho một số thế lực hiếu chiến ở Trung Quốc phải cân nhắc.
Tuy nhiên, theo giáo sư Carl Thayer, “những cái đầu nóng theo chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa đang muốn ngăn chặn bất kỳ cuộc tranh luận nào bằng cách chứng minh rằng Trung Quốc có chủ quyền. Sau loạt diễn biến đầu năm 2011, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã chỉ định một Nhóm Dẫn đầu (LSG) trực thuộc Ủy viên Hội đồng Nhà nước Đới Bỉnh Quốc nhằm nắm quyền kiểm soát các hoạt động của nhiều bộ liên quan đến Nam Trung Hoa. Bộ Ngoại giao Trung Quốc được giao trọng trách chỉ đạo và phối hợp các phản ứng của Trung Quốc. Hiện chưa có hoạt động nào kể trên chứng minh được hiệu quả hoàn toàn”.
C. Thayer nhấn mạnh, chừng nào việc chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc còn chưa xong, thì những người muốn thăng tiến về quyền lực sẽ còn nêu ra vấn đề Nam Trung Hoa. Cho nên, sẽ là sai lầm nếu đánh giá thấp quyết định lập cơ sở đồn trú của Trung Quốc. Diễn biến mới này sẽ làm tăng quyền lực của quân đội [PLA] đối với các cơ quan dân sự trong việc bảo vệ chủ quyền mà Trung Quốc tuyên bố ở biển Nam Trung Hoa. Cả hai động thái – điều đội tàu cá và lập cơ sở đồn trú – cho thấy Trung Quốc đang đi một bước cố ý nhằm tăng áp lực lên Việt Nam. Hai sự kiện đều là những quyết định có tính toán kỹ lưỡng về mặt chiến thuật.
Họ làm như vậy bởi lẽ, Biển Đông và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là nguồn cung cấp cá và hải sản quan trọng, chiếm khoảng 7-8% tổng sản lượng cá biển và hải sản trên cả thế giới; trữ lượng dầu khí ở đó, theo sự ước lượng của Mỹ, lên đến khoảng 28 tỉ thùng, còn theo Trung Quốc thì khoảng 200 tỉ thùng, đủ cung cấp cho cả thế giới khoảng sáu năm rưỡi. Về phương diện chiến lược, đây là một trong những con đường hàng hải quan trọng nhất thế giới. “Mỗi ngày có khoảng từ 150 – 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên. […] 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama. […] Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông. Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông.”
Điều đặc biệt cần lưu ý là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là Trường Sa, có vị trí như một cái yết hầu, từ đó, người ta có thể kiểm soát tất cả các tàu bè qua lại, khiến cho quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa sẽ khống chế được toàn bộ Biển Đông. Mà khống chế Biển Đông cũng là khống chế hầu hết các nước ở châu Á và tất cả các quốc gia giàu có trên thế giới, những nước có quan hệ thượng mại với châu Á. Chẳng trách mà Trung Quốc không mặn mà với UNCLOS vì Hiệp định này quy định các cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính ràng buộc, bao gồm việc đệ trình tranh chấp lên Tòa Án Công lý Quốc tế (ICJ) hay Trọng tài Quốc tế về Luật Biển (ITLOS).
Vì thế, cũng dễ hiểu khi blogger mang tên Kongdeua ngang ngược và láo xược nói với người Philippine trong cuộc tranh chấp Bãi cạn trên biển : “Nếu mỗi người Trung Quốc đều nhổ một bãi nước bọt thì chúng ta sẽ làm chúng (Philippines) chết chìm”. Quả thật bloger này xứng đáng là hậu duệ của người lãnh đạo trước đây của họ với lời tuyên bố : “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore,…Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản […] xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy […] Sau khi giành được Đông Nam Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô – Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây”.
Hiểu điều này để chúng ta càng thấm thía hơn bản lĩnh của ông cha ta trong trường kỳ dựng nước và giữ nước trong cái thế trứng chọi đá vẫn hiên ngang tồn tại vì đã nuôi dưỡng trong giòng máu quật cường quyết đánh tan cuộc xâm lược đến từ phong kiến phương Bắc thế kỷ XI. XIII, XV, XVII và thế kỷ XX cũng như không một chút mơ hồ để mềm dẻo, linh hoạt nhưng đủ mạnh mẽ , quyết liệt trước mọi mưu ma chước quỷ của chúng.

Blogger templates

Blogger news

Blogroll

Archive

Total Pageviews

Tổng số lượt xem trang

Ad

Follow us on Facebook :P

Your Page links

Được tạo bởi Blogger.

Blog Archive

Followers

Hot Topics