Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

LâmTrực@

Sáng nay 31/10/2012, trên Vietnam Plus có một thông tin đáng chú ý. Một quốc gia là thành viên của ASIAN đã mua sắm hàng trăm xe quân sự bọc thép từ một quốc gia chưa rõ danh tính. Hàng đã về đến cảng lớn và chờ bốc dỡ. Đây là một tín hiệu khiến cho các nước láng giềng không khỏi suy ngĩ.

Trong bối cảnh quốc tế và khu vực đang nóng lên từng ngày, các quốc gia có lý do để lo ngại về những nguy cơ đe dọa từ bên ngoài. Để khỏa lấp những nỗi lo chính đáng đó, việc mua sắm vũ khí quân sự với mục đích bảo vệ đất nước là hoàn toàn bình thường và cần thiết.

Khu vực Đông Nam á, cũng đang nóng lên từng ngày. Nóng do các nước này chịu sức ép bành trướng lãnh thổ thừ phía gã khổng lồ Trung Quốc. Một động thái của Trung Quốc trên bộ cũng như trên biển đều có ý đe dọa các nước láng giềng, kể các những nước ở rất xa vì ai cũng hiểu Trung Quốc là như thế nào. Nhiều quốc gia chịu thuần theo quỹ đạo của Bắc Kinh để được yên thân. Nhưng nhiều quốc gia sẽ phản ứng bằng cách bí mật hoặc công khai tăng cường cho tiềm lực quân sự của nước mình với nỗ lực bảo vệ lãnh thổ. Trường hợp này, mua bán vũ khí, khí tài quân sự là bình thường.

Có những quốc gia, dù không có bất cứ mối đe dọa nào từ bên ngoài lãnh thổ nhưng vẫn đột nhiên mua sắm cả một lượng lớn vũ khí cả bí mật hoặc công khai, thì đó là điều không bình thường. 

Điều không bình thường nằm ở chỗ, quốc gia này mua sắm loại vũ khí cho việc di chuyển quân trên bộ, phương tiện có hỏa lực mạnh, có độ sát thương cao và tính cơ động cũng rất cao. 
Điểm không bình thường cũng thể hiện ở việc nhiều nước biết rõ họ là sân sau của Trung Quốc và họ ủng hộ hay vỗ tay trong hội nghị ủng hộ Trung Quốc bất chấp đạo lý cũng chỉ vì tiền. Vì thế, cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi một nhà chính trị học đã ví von rằng, họ giống như một con đĩ, thằng nào cho nhiều tiền là theo. 

Lịch sử cũng chứng minh rằng, chính họ từng năm lần bảy lươt cho Trung Quốc mượn đất để tiến hành chiến tranh xâm lươc các nước khác. Thậm chí là, họ trực tiếp điều quân xâm lược nước khác cũng chỉ vì muốn giúp Trung Quốc thực hiện tham vọng bá quyền trong khu vực. Rất tiếc, họ vẫn chưa hiểu được, Trung Quốc chỉ coi họ như một quân cờ trong ván cờ chính trị khu vực mà thôi. 

Gần đây nhất, họ, chính họ đã tự tách mình ra khỏi cộng đồng các quốc gia Đông Nam á để công khai ủng hộ Trung Quốc, tạo nên một xì căng đan chính trị tồi tệ nhất trong lịch sử ASIAN.

Còn nhớ, cách đây vài năm, họ ủng hộ Trung Quốc để đổi lấy xe quân sự, máy liên lạc và cả quần áo cho quân đội của mình. Gần đây nhất, mới ngày qua, họ công khai mua sắm hàng trăm xe quân sự bọc thép từ một quốc gia chưa xác định.

Ý đồ mua sắm vũ khí và khí tài quân sự của nước này, làm cho chúng ta có lý do để lo lắng. Đẩy chúng ta vào vòng "Bốn bề thọ địch" là một bước đi có tính lâu dài và chiến lược của Trung Quốc. Vậy nên chúng ta có quyền tự hỏi rằng lịch sử liệu có lặp lại? 

Vâng, rất có thể lịch sử sẽ lặp lại. Vì thế chúng ta cần cảnh giác.

LâmTrực@

Tình cờ đọc được bài phỏng vấn Luật sư Lê Hiếu Đằng với tự đề: "Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng", của Trọng Thành trên trang Ba Sàm. Tôi nghĩ thế này.
#1. Trước hết bàn về phản kháng.
Tôi không hề có ý định "chẻ chữ" với ai, mà chỉ có ý diễn đạt cách hiểu của mình như một hiện tượng phản biện xã hội. 
Phản kháng không có gì là xa lạ. Phản khác chính là một cách phản ứng của người dân với những tác động của xã hội theo chiều hướng ngược lại. Rất đơn giản, tôi không đồng ý, không đồng thuận với ai, thì đó là phản kháng. Mức độ nặng hơn nữa của phản kháng là chống lại.
Hiểu theo nghĩa này, phản kháng dù xuất hiện ở đâu cũng là chuyện bình thường. Theo tôi, thì ngay tại nước Mỹ, nơi được coi là xứ sở của tự do vẫn xuất hiện sự phản kháng. Trước hết, đó là sự không đồng tình của người dân, sau nữa là sự chống đối của họ với các chính sách hay chủ trương của Nhà nước. Phản kháng luôn diễn ra như một quy luật của sự phát triển dù nhà nước có trấn áp hay không trấn áp. Vì thế, ông Đằng nói câu đó tôi cho là đúng quy luật và nhắc lại quy luật. 
Vấn đề là ở chỗ ông Đằng nói câu đó để làm gì? Nếu để kích động, và chống lại xã hội ông đang sống, chống lại đất nước, dân tộc đã sinh ra ông thì đó là điều đáng nói. Tôi không bình luận về câu nói của ông trong bối cảnh này.

#2. Trả lời câu hỏi của phóng viên, ông Đằng cho là: "Phiên tòa sáng nay xét xử nhạc sĩ Việt Khang và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình thì cũng như tất cả các phiên tòa khác, như phiên tòa xử anh Cù Huy Hà Vũ, hay mới đây xử 3 blogger (Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải). Nói là phiên tòa công khai nhưng không khí rất là căng thẳng. Công an dàn lực lượng ra để đối phó với những người đi tham dự phiên tòa. Nếu đã nói công khai minh bạch, tại sao không cho dân người ta tham dự ? Và nếu không cho nhân dân tham dự, thì ít nhất cũng phải cho người thân được tham dự. Nhưng gần đây, có hiện tượng, ngay cả những người thân, ví dụ sáng nay chẳng hạn, những người thân của anh Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình lại không được dự. Tôi nghĩ là điều đó là không có dân chủ. Nhất là đối với lực lượng báo chí thì chúng ta cứ cho tham gia, kể cả báo chí nước ngoài nói chung.

Nếu nhà nước thấy rằng việc làm của mình đúng đắn, tự tin, thì mình làm công khai minh bạch, cho nhiều người tham gia càng tốt, thì cái việc làm mình nó sáng tỏ. Còn nếu thấy việc làm chưa đủ tự tin, hay là như thế nào đó, mà lại úp úp mở mở, và dàn hết lực lượng cảnh sát công an ra để ngăn chặn, thì tôi cho là cái này rất là «thất chính trị». Anh có thể thắng, theo nghĩa nào đó, là xử tù người ta. Nhưng cái mất của anh rất lớn, là mất lòng tin của dân, và ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước Việt Nam. Nhất là trong thời buổi này, vấn đề nhân quyền, vấn đề bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân tất cả các nước đang là một vấn đề mà người ta đều rất quan tâm với xu thế tiến bộ hiện nay". 
Tôi có ý kiến thế này:
Một là: sẽ chẳng cần đến lực lượng công an can thiệp nếu như không có những kẻ chuyên rắp tâm lợi dụng để quấy nhiễu, gây sự để chờ những phản ứng tiêu cực của những người có trách nhiệm rồi tung lên mạng, lu loa nói xấu chế độ, và đòi hỏi này khác.
Hai là: Ông bảo phiên tòa úp mở? Ông đã nhầm, hay cố tình không biết? Đây là phiên tòa công khai, người nhà và báo chí được phép tham dự và đưa tin vì thế tin tức vụ này đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, chẳng lẽ ông không đọc báo, nghe đài hay xem ti vi? 
Tất nhiên, những kẻ gây rối hay có nguy cơ gây rối thì dứt khoát không được vào. Điều này có thể gây nguy hiểm cho người khác và làm mất không khí trang nghiêm của phiên tòa. Quốc gia nào cũng thế thôi ông ạ.
Thứ ba: Ông Đằng nói rằng phiên tòa làm mất lòng tin của người dân. Câu này, tôi không thể đồng ý với ông. Ông định  nói đến dân nào? Nếu ông ám chỉ dân là mấy tay vọng ngoại, cõng rắn cắn gà nhà thì có thể đúng với ông vì với họ, âm mưu lợi dụng phiên tòa để chống phá không thực hiện được. Nhưng với tôi, với tư cách là người dân Việt Nam, tôi mừng vì đã bỏ tù được bọn cơ hội, lợi dụng dân chủ để chống lại dân tộc. Vì thế, với tôi đó là dân chủ và phù hợp hoàn toàn với luật pháp Việt Nam và điều này tạo cho tôi niềm tin vào chế độ vào dân tộc.
#3. Ông Đằng phát biểu: "Tôi cho rằng, đứng trước đòi hỏi chính đáng của người dân, trước phong trào đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội, đấu tranh để thực hiện các quyền tự do dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, thì thay vì đáp ứng lại các đòi hỏi chính đáng ấy, cũng như các đòi hỏi về ruộng đất của nông dân, thì chính quyền lại dùng các biện pháp trấn áp. Bắt bớ, đàn áp, đạp vào mặt người biểu tình, bắt người dân, hay đàn áp các cuộc đấu tranh của nông dân Văn Giang, Hải Phòng, Nam Định… hay một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long".
Tôi đồng ý với ông, đâu tranh vì dân chủ, tiến bộ xã hội là điều nên làm, đó cũng là điều được Nhà nước Việt Nam khuyến khích. Bản thân tôi cũng đang làm điều này mà không hề bị sự cấm cản nào cả. Sự khác nhau chính là phương pháp đấu tranh mà thôi. Tuân thủ pháp luật khi đấu tranh thì sẽ không có bắt bớ, trấn áp nào cả.
Ông cũng thừa biết rằng, nhà nước nào cũng vậy, rất cần đến bộ máy cảnh sát hay an ninh để duy trì trật tự xã hội và chống lại nguy cơ đe dọa đến na ninh quốc gia và có mục tiêu tối thượng là bảo về người dân, bảo đảm chủ quyền và lợi ích của dân tộc. Thử hỏi một xã hội thiếu vắng đi lực lượng này thì xã hội đó sẽ ra sao? Chắc chắn rằng xã hội sẽ loạn. Điểm này, ông sẽ không phản ứng với tôi đâu vì ông là luật sư và hiểu rõ điều đó hơn tôi.
Tôi cũng đồng tình với ông rằng người dân có quyền đấu tranh vì dân chủ nhân quyền như Hiến pháp đã quy định. Nhưng không có Hiến pháp của bất kể quốc gia nào cho phép người dân đấu tranh bằng bạo lực hoặc sử dụng cách thức vô văn hóa để thực hiện quyền đó của mình. 
Ông thừa biết thời gian qua, những người mà theo ông là đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền là ai, và người dân Việt Nam chân chính cũng không lạ. Họ kéo đến trụ sở cơ quan công quyền, tụ tập ở những nơi công cộng la hét, chửi bới, xúc phạm những nhân viên công lực. Thậm chí, có kẻ còn cố ý gây gổ để tạo cớ gây bạo loạn, có kẻ còn tự rạch mặt ăn vạ kiểu Chí Phèo bất chấp lời khuyên và sự nhẫn nại của những người có trách nhiệm; số khác khỏa thân hoặc mặc áo cờ Tổ quốc (Đó là sự xúc phạm đến Quốc kỳ) để bêu xấu chính quyền. Vậy đó là cách thức đấu tranh vì dân chủ ư? Tôi không tin đó là dân chủ. Vì hành động đó, làm ảnh hưởng đến xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của những người dân khác trong đó có tôi.
Còn tiếp....
Tôi đi đá bóng tại PSA, tối viết tiếp.
  ( Tử Thy)
“Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu, thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá Đời". dấu yêu một thời đã qua đi nhưng không bao giờ tôi từ bỏ nó, bởi tôi là con người yêu quý quá khứ, trân trọng những giá trị vĩnh hằng của cuộc đời...

Ngỡ là mơ, đâu rồi những giấc mơ ngọt ngào.
Ngỡ là em , dấu yêu nào một thời để lãng quên.
Nỗi quạnh hiu , bao giờ vơi đến bao giờ nguôi.
Em hãy biết rằng anh sẽ chờ đợi người biết không?
Buồn mà chi , giận mà chi , vì yêu sao nỡ oán trách gì.
Dẫu không còn được bên em , thôi đành ngồi tự tình với đêm .
Dù mai sau mình gặp nhau , thì hồn nhiên như chưa bắt đầu . 
Tuy trong lòng còn vẹn nguyên những kỉ niệm . 

Ngỡ vực sâu , ta lại đứng trước nơi thiên đàng. 
Ngỡ tình yêu , đến một ngày tuyệt vọng rồi vỡ tan . 
Nhưng, thế nhưng mai này nếu lỡ ta rời xa , có thể buồn lắm đến vô cùng.
Các bạn cũng vậy nhé, đừng nuôi dưỡng lòng hận thù, đừng đòi hỏi quá nhiều ở quá khứ, quá khứ có những điều chúng ta đã sai lầm, nhưng sai lầm đó chỉ là một vết tối nhỏ không đủ che khuất mặt trời đang chói lọi. Hãy sống bằng tình yêu, mà trước hết là yêu cuộc đời bình dị, yêu đất nước tươi đẹp hôm nay.
Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012
Cuối cùng rồi vụ án phá hai căn nhà của anh em ông Đoàn Văn Vươn và ông Đoàn Văn Quý khi cưỡng chế đất đai ở xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) cũng có những chuyển động tích cực sau tám tháng im hơi lặng tiếng. Cơ quan điều tra đã khởi tố bốn đối tượng đều là quan chức địa phương.


Khi chưa có tòa án phán quyết thì chưa thể nói bốn đối tượng này là kẻ phạm tội, nhưng dù sao kết quả điều tra vẫn cho thấy rất khác những gì mà những người có chức trách TP Hải Phòng từng tuyên bố trước đây.

Cho đến giờ, dư luận vẫn không quên việc ông Đỗ Trung Thoại - phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng - nói trong cuộc giao ban báo chí ở Bộ Thông tin - truyền thông vào ngày 17-1-2012, rằng “dân bức xúc nên phá nhà ông Vươn”. Không rõ khi ấy ông Thoại có cơ sở gì để đưa ra những lời như vậy.

Chỉ biết khi những lời phát biểu của ông Thoại được thông tin công khai thì những người dân xã Vinh Quang có thái độ phản ứng không mấy tốt đẹp. Họ nói họ chẳng mắc mớ gì mà phá nhà ông Vươn, họ còn nói họ là những người nông dân nặng lòng tình làng nghĩa xóm, chẳng ai nỡ nào lại đi làm trò “đánh hôi”. Không đồng tình với phát biểu của ông Thoại, vợ của ông Vươn và ông Quý đều có đơn tố cáo khẳng định: hội đồng cưỡng chế đã hủy hoại tài sản, đập phá nhà cửa của họ.

Vụ án phá nhà ông Vươn đang dần được đưa ra ánh sáng. Theo đó, có dấu hiệu chứng minh cho lời tố cáo của vợ ông Vươn và ông Quý là đúng sự thật. Chỉ đáng tiếc là việc làm rõ vụ án diễn tiến quá chậm, trong khi ngay từ đầu đã có nhiều bằng cứ để trả lời câu hỏi: “Ai phá nhà ông Vươn?”.

Ngoài lá đơn của người thân ông Vươn và ông Quý, ông Lê Đức Tiết - phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật của Mặt trận Tổ quốc VN, thành viên đoàn giám sát vụ việc của tổ chức này - cũng nêu rõ: những người dân xã Vinh Quang nói với đoàn giám sát là chính quyền cho máy xúc vào phá nhà ông Vươn. Hơn thế nữa, báo chí còn gặp gỡ và chỉ đích danh những nhân chứng từng trực tiếp lái máy ủi phá nhà ông Vươn ngay giữa ban ngày ban mặt. Những nhân chứng này khai cụ thể về việc làm của mình, về chuyện ai thuê họ và những nhân vật họ đề cập tới không ai khác là những đối tượng vừa bị khởi tố. Rõ ràng là vụ án không hề phức tạp như thượng tá Phạm Duy Diên - chánh văn phòng Công an TP Hải Phòng - cho biết. Vụ án này không cần thiết phải chờ đợi ngần ấy thời gian mới khởi tố bị can.

Chưa rõ lý do gì mà việc điều tra vụ án tiến triển quá chậm. Nhưng cần phải nhấn mạnh rằng việc kéo dài điều tra vụ án gây ra những hậu quả không nhỏ.

Có lẽ “vụ Tiên Lãng” vẫn chưa tới hồi kết. Nhưng những phát biểu cẩu thả của ông Đỗ Trung Thoại rất cần phải được xử lý nghiêm túc theo tinh thần nghị quyết trung ương 4.
Thanh Lâm

(Blog Trelang)

LâmTrực@
Trước đây mình cứ tưởng Nguyễn Xuân Diện là Tiến Sĩ Hán Nôm, hóa ra không phải, sự thực thì Nguyễn Xuân Diện là Tiến Sĩ Ca Trù. Mình tưởng thế vì, ngày trước, trên Blog của Xuân Diện có ghi XuanDienHanNom. Mình không hiểu sao lại thế. Mấy anh có quen Xuân Diện nói, à nó ghi thế cho nó oai, nếu ghi Tiến Sĩ Ca Trù thì "Cạp đất mà ăn à". Hóa ra vì cái sự oai đó mà Xuân Diện từ bỏ Ca Trù.

Ôi, ghi danh Tiến Sĩ loạn như thế có mà chết à? Tiến Sĩ như thế này thì chết ngành Hán Nôm rồi anh Luận ơi.

Mấy hôm rồi, mình vào Tễu, một Blog của Nguyễn Xuân Diện, tức Xuân Diện mình vừa nhắc ở trên, thấy có bài: "THẾ NÀY THÌ CHẾT NGÀNH GIÁO DỤC RỒI, ANH LUẬN ƠI!". Hôm nay, nhân tiện mình nhắc lại câu đó cho Xuân Diện biết. 

Ai cũng hiểu, ở đâu thì cũng có người thế này, người thế khác. Có người giỏi, người dốt; có người khiêm tốn, kẻ háo danh. Trong một lĩnh vực, một ngành, một nghề, không chỉ vì một cá nhân nào đó mắc sai lầm mà ta lại quy chụp rằng cả lĩnh vực đó, ngành đó, nghề đó là đồ vứt đi. Cảnh báo là điều đáng trân trọng, nhưng không nên chụp mũ, phủi sạch kết quả phấn đấu của cả một ngành như thế. Chỉ khi nào, những tiêu cực trở nên phổ biến thì mới đáng báo động mà thôi.

Mình xin tóm lại ý viết ngắn của Kim Ngân là trong hàng ngàn Ông đi tu, từ Phật giáo, Thiên Chúa.v.v.Tất cả đều là những đạo có danh tiếng. Vậy có không: Một Ông thầy tu đi chơi gái hoặc quan hệ với các tín nữ? Có chứ! Có hay không một Ông Cha xứ đi chơi gái và lăng nhăng với nữ giáo dân? Có chứ! Cứ lên mạng sẽ biết. 

Vậy nếu mấy Ông này đi chơi và bị "tó" quả tang thì Xuân Diện lại la lên: "Thế này thì chết Tôn giáo rồi, Giê su ơi. Thích ca ơi" à? Rõ ràng, không chỉ vì môt ông sư, một ông linh mục phạm sai lầm mà ta nghĩ xấu cả về một tôn giáo.

Vậy mà Ông Tễu Nguyễn Xuân Diện, lại la toáng lên: "THẾ NÀY THÌ CHẾT NGÀNH GIÁO DỤC RỒI, ANH LUẬN ƠI!" khi mới nghe hơi nồi chõ, có ông Trưởng phòng giáo dục huyện gì đó ở Cao Bằng cưỡng bức nhiều giáo viên nữ. 

Tin chưa kiểm chứng mà ông Diện với tư cách là nhà khoa học lại dám kết luận như đinh đóng cột vậy ư? Cơ quan pháp luật nào đã kịp chứng minh điều đó là sự thật? Băng ghi âm ư? Trên mạng có mà đầy rẫy ra đấy. Hay là Xuân Diện sót thương chị em giáo viên? Không đâu, Xuân Diện chỉ sót thương cho Bùi Hằng máu trên máu dưới thôi. Nếu không phải là Bùi Hằng, thì Diện chỉ lo đến Văn Giang Dương Nội thôi, vì Văn Giang Dương Nội tạo cớ cho ông Tiến Sĩ Ca Trù lập quỹ cá kiếm.

Có nhiều người phản ứng với giọng điệu của Diện lắm, họ nói áp đặt vừa thôi. Hình như ông nào càng có nhiều độc giả trên mạng thì càng áp đặt quá nhiều thứ. Câu nói của Nguyễn Thông "Đá để xây chứ không để ném", còn câu nói của một bạn tôi "Xi măng để kết dính chứ không phải để trây trét" là đúng lắm. 

Không muốn chửi thì người dân cũng phải chửi "C.... ba láp vừa thôi" cho nó sạch môi trường.


Tử thy
" Tôi lớn lên khi đất nước không còn chia Bắc- Nam
Chẳng biết chiến tranh là gì, chỉ được nghe trong những câu chuyện của cha

Tôi lớn lên khi tháng tháng không còn lo phiếu tem
Không biết Bobo là gì, chỉ còn lại trong những ký ức của mẹ

Chuyện của cha tôi
Là những giấc mơ dở dang
Là xếp bút nghiên, chiến đấu vì một màu cờ đỏ tươi thắm máu bao người

Chuyện của mẹ tôi
Là cất tiếng ca cho đời
Là đến những nơi xa xôi với những con người cài ngôi sao vàng trên mũ

Một thời chiến đấu cha tôi anh hùng
Một thời gian khó mẹ tôi đảm đang
Vẫn giữ nụ cười và tiếng hát át tiếng bom
Để rồi nay bước trên con đường đời
Dù bao gian khó, chông gai đời tôi
Đứng dưới bóng cờ, là con tim ngân lên tiếng ca :
'Đoàn quân Việt Nam đi...'

Rồi ngày tháng trôi
Bao đổi thay đến với cuộc đời
Thì trong trái tim tôi luôn tự hào là người Việt Nam
Màu cờ thắm tươi vẫn phấp phới với những cuộc đời
Lòng bồi hồi nhớ..."
" nếu ta bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn ta bằng đại bác....", chiến tranh qua đi đã hơn 37 năm....
Để có được cuộc sống bình yên như ngày hôm nay là sự hi sinh xương máu của biết bao thế hệ cha ông ta đi trước. Đó là hàng vạn con người đi qua chiến tranh mà đến tận hôm nay vẫn còn chịu đựng vết thương lòng ghê gớm không chỉ của bản thân mà còn của gia đình, con cháu vì nhiễm chất độc hóa học do di chứng chiến tranh để lại, bao gia đình li tán mà đến nay vẫn chưa thể biết phần mộ liệt sỹ thân nhân của mình giờ đang lưu lạc ở phương trời nào, bao người lính xưa đau đớn không chỉ vì thể xác bị hủy hoại mà còn đau lòng hơn khi chứng kiến cái cảnh một trong số những người đã từng vào sinh ra tử với họ năm xưa vì Tỏ quốc không tiếc gì thân mình mà giờ chỉ vì dòng xoáy của tiền bạc, lợi ích, sự bất mãn vì bản thân chưa được nhà nước đáp ứng  xứng đáng mà quay trở lại phản bội chính công sức của họ và sự hi sinh đồng đội, của cha anh đi trước, trở thành một phần tử phản động, chống nhà nước, nói xấu Đảng, chính quyền....phải chăng họ đang xả một loạt súng ngắn vào quá khứ, vào xương máu đồng đội đang yên nghỉ dưới tầng đất sâu, vào cõi lòng của những cựu chiến binh đang sống và hơn thế nữa là gieo vào lòng thế hệ trẻ một sự hoài nghi đáng sợ. Phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ chân chất không phải như vậy, họ quyết tử cho tổ quốc, là " bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa...., là không đòi hỏi đất nước phải đáp lại họ bởi vi ra đi vì lòng yêu nước thương nòi vô hạn.
" Đùng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta,, mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay............................" câu nới ấy thật đáng suy ngẫm.

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

( Tử Thy)
Tình cờ em đọc được bài của anh, anh hỏi giữa nhân dân và chính quyền ai sợ ai?.Câu hỏi của anh ý nghĩa thật đấy.Làm cái đầu óc tối tăm của em cứ nghĩ mãi. Không biết ai sợ ai hơn, hay không ai sợ ai nhỉ?
 Ở nước nào thì em không biết nhưng ở Nước Việt mình, theo em được biết thì câu hỏi ấy anh đặt ra vô nghĩa lắm anh à. Chính quyền mà đọc được chắc chính quyền muốn tìm gặp anh để nhờ anh tư vấn cách gần gũi với dân hơn, để dân khỏi sợ.Còn Dân mà đọc được thì ôi, anh ơi! dân Việt mình buồn ghê lắm, lại đi tìm anh để hỏi xem anh có phải người của đất nước Xã Hội chủ nghĩa này không đấy?
Anh không biết là từ sau cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền đã về tay nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam à? ngay từ khi ra đời, Chính quyền ở nước mình là do nhân dân làm chủ, nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì nhân dân.
Em xin mạn phép ngoài lề tí, trong cuộc sống nếu cái gì là sở hữu của riêng mình, như cái  khách sạn mà mình làm chủ thì mình có phải sợ người mà mình cử ra để bảo vệ, quản lí khách sạn đó không? Chẳng ai lại đi sợ như thế cả mà quan trọng vẫn là việc mình chọn lựa, tin tưởng những ai để dảm nhiệm cái việc quản lí, vận hành cái khách sạn đó thôi.Còn trường hợp những người làm chức vụ đó không làm tốt thì với cương vị là chủ mình có quyền sa thải. Làm chủ có quyền lắm anh à.
Nhân dân Việt nam mình cũng thế, cũng làm chủ đất nước này, chính quyền là do nhân dân bầu ra, đại diện cho hơn 86 triệu dân quản lý đất nước, xã hội và đời sống hằng ngày của dân, bảo vệ Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho nhân dân.Chính quyền nhà nước vì nhân dân mà phục vụ, cán bộ, công chức, viên chức làm trong bộ máy nhà nước là " người đầy tớ trung thành của nhân dân" ( Hồ Chí Minh). Nói cách khác, nhân dân cử những đại diện ưu tú nhất của mình vào đảm nhiệm các chức vụ quan trọng trong các cơ quan quyền lực Nhà nước, ở trung ương nhân dân bầu ra các Đại biểu Quốc hội và cũng có quyền được ứng cử.còn ở địa phương nhân dân bầu ra các đại biểu Hội đồng Nhân dân. Đó là các cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân, được dân trao quyền quản lý nhà nước này. Và lẽ dĩ nhiên, Nhân dân với cương vị làm chủ của mình có quyền bãi, miễn nhiệm các chức vụ trong các cơ quan quyền lực nhà nước đó nếu họ đảm đương không tốt trọng trách của mình, quan liêu xa rời đời sống người dân.
Ở đây, em cũng phải nhấn mạnh rằng, khi nhân dân đã tin tưởng lập nên chính quyền để đảm bảo quyền lực nhà nước của mình luôn được giữ vững và tiến hành quản lý mọi mặt của xã hội thì nhân dân cũng sẽ phải được chính quyền quản lý để đi vào trật tự pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự công bằng và nghiêm minh.Nghĩa là như anh nói ấy, nhân dân phải tôn trọng chính quyền mà mình bầu nên.
Vậy thì ở đây Ai sợ ai?
Ở Việt Nam, Nhân dân lập ra chính quyền và làm chủ chính quyền ấy còn chính quyền lại đảm nhận việc quản lý xã hội, chăm lo đời sống nhân dân cả nước thì tất nhiên mối quan hệ ở đây không phải là vấn đề ai sợ ai hơn mà thưa anh, theo em vấn đề ở đây là Mối quan hệ gắn bó giữa Nhà nước với nhân dân. Dân họ đã bầu ra chính quyền của mình thì chẳng có lý gì họ lại phải nói là sợ này, sợ nọ cả mà họ chỉ thực hiện đúng với địa vị làm chủ là họ được quyền kiểm tra giám sát việc hoạt động của chính quyền, ra sức góp ý kiến, công sức xây dựng chính quyền đó sao cho vững mạnh và nếu chính quyền làm sai, xa rời nhân dân thì ngay lập tức người dân họ sẽ có biện pháp chấn chỉnh, thay đổi. Còn người dân nào sai phạm, không có ý thức xây dựng chính quyền của họ thì họ giống một ông chủ tồi tệ mà thôi, không phải họ sợ chính quyền mà thực chất là họ sợ cái án mà họ phải lãnh, cái giá mà họ phải trả khi họ gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc công dân khác. Đối với những công dân bình thường họ không làm gì tổn hại đến chính quyền, sống tuân thủ theo hiến pháp, pháp luật thì Chính quyền chẳng bao giờ động chạm đến họ cả. Và ở đây cũng  nói ai sợ ai cũng chẳng có ý nghĩa gì khi mình làm chủ và có một hệ thống đại diện cho mình đi quản lý thay mình, bảo vệ mình trước sự phá hoại của kẻ thù, đem lại lợi ích và phục vụ cho mình. Ở đây, yêu còn chưa đủ chứ sợ gì chứ???
Chính quyền muốn trấn áp những kẻ phản bội đất nước, phản bội giai cấp dân tôc, chống phá chế độ hòng cướp đi quyền lực của nhân dân, gây rối loạn trật tự an toàn xã hội, đe dọa đến sinh mệnh người dân, thì phải sử dụng công cụ hữu hiệu của mình là Pháp luật và hệ thống cơ quan chuyên trách chính là công an, cảnh sát. Nhân dân có nghĩa vụ phải tôn trọng pháp luật và các cơ quan chuyên trách bảo vệ An ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Công An, cảnh sát Việt Nam khác xa bản chất với các nước khác, đó là Công An nhân dân, Cảnh sát nhân dâ, từ nhân dân mà ra và vì nhân dân phục vụ, họ đảm đương nhiệm vụ bảo vệ Đảng ta, chế độ xã hội chủ nghĩa, chính quyền nhân dân, quyền và lợi ích nhân dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và An ninh quốc gia...thế thì dân chẳng có lý do gì sợ lực lượng bảo vệ mình cả. Trừ khi công dân nào vi phạm pháp luật, sai phạm hoặc phản bội lại chính đồng bào mình thì công dân đó mới sợ lực lượng này. Anh không thấy là chưa đất nước nào mà có cái bối cảnh chính trị bình yên như ở nước mình à,anh không tự hào à, đến vị tổng thống nước xa xôi nào đó đến đây mà chạy rất thong thả bên bờ hồ mà không lo ám sát như ỏ nước bạn đi đâu cũng che chắn. Đấy chính quyền làm hết mình để bảo vệ dân như thế mà anh bảo sợ dân? Kể cả một công dân nước mình ra khơi đánh cá trên biển bị gặp bão trôi dạt sang nước bạn thôi mà chính quyền mình cũng phải tìm mọi cách để tìm kiếm, đưa công dân ấy về nước. Thử hỏi có nơi nào mà chính quyền quan tâm đời sống nhân dân sâu sắc vậy ko? Không tôn trọng, kính yêu nhân dân sao các vị lãnh đạo chính quyền làm được điều đó.
Nước mình mà anh cứ đi so với chế độ độc tài ở Bắc Phi, anh có nhận thức chính trị không vậy. Chế độ mình khác xa về bản chất người ta mà, chế độ xã hội chủ nghĩa, nhân dân làm chủ rồi mà cứ đi so với cái Chế độ độc tài lạc hậu. 
Người dân mình gắn bó với chế độ lắm anh ơi, anh đừng có mang mấy cái kẻ phạm pháp, lệch lạc sợ chính quyền xử lý hoặc một số người cán bộ, công chức ko gương mẫu sợ nhân dân kiểm tra phát hiện được ra để nói ai sợ ai giữa đất nước đang tập trung ra sức phát triển toàn diện về mọi mặt đi lên chủ nghĩa xã hội này. Không ai sợ ai cả, nhân dân và chính quyền ở nước mình gắn bó máu thịt với nhau.Anh hiểu chưa ạ.
Mà em thấy có khi anh sợ cả nhân dân lẫn chính quyền.........................
Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

TẤM GIẤY, ÔNG THẦY VÀ BẢN ÁN TỬ HÌNH

Rất lạ, các nghị sĩ QH khi thảo luận về một bộ luật liên quan nhiều đến quyền con người như Luật Luật sư, lại hầu như chỉ phát biểu về chủ đề: Các ông thầy dạy luật có được hành nghề luật sư.

Thậm chí, sáng nay, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đề nghị, dưới giác độ một người thầy, với thái độ mà báo chí mô tả là “thiết tha”: “nên khuyến khích các giảng viên dám nhận làm luật sư”.

Báo cáo của Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình 1 ngày trước đó đã đề cập đến thực trạng “Số luật sư, người bào chữa tham gia bào chữa tại các phiên tòa hình sự chỉ chiếm tỉ lệ thấp, chủ yếu là luật sư chỉ định. Phần lớn tập trung ở những thành phố, đô thị. Đối với vùng sâu, vùng xa, tỉ lệ tham gia của luật sư, người bào chữa tại các phiên tòa hình sự không đáng kể”. 2 năm trước, khi con số 121 trường hợp oan sai được nói trước Quốc hội, không khí bấy giờ bỗng dưng lặng phắc. Chẳng hạn, nếu 121 phiên tòa đó có đầy đủ luật sư, không “chủ yếu là luật sư chỉ định”, có thể rất nhiều trong số 121 con người đó không phải chịu cảnh ngồi thu lu giữa 4 bức tường đá để gặm nhấm oan khiên thấu giời xanh.

Có lẽ, khi đưa ra quy phạm cấm các ông thầy dạy luật được hành nghề luật sư, các nhà soạn thảo đã chỉ nghĩ đến việc quản lý với những lo toan kêu rủng roảng, rằng “ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy”, rằng “không phù hợp với định hướng phát triển nghề luật sư”, thậm chí “không phù hợp với mục tiêu xây dựng đội ngũ luật sư chuyên nghiệp”. Có thứ giảng dạy nào không vì mục tiêu con người? Có thứ định hướng nào lớn hơn quyền con người. Và có thứ chuyên nghiệp nào chuyên nghiệp hơn việc không để xảy ra cảnh những người vô tội bị tống vào nhà đá? Các nhà làm luật đã quên khuấy mất 121 trường hợp oan sai rồi.

Nhưng việc sửa đổi Luật Luật sư lần này không phải chỉ là chuyện những ông thầy. Sáng nay, có đại biểu QH đã nhắc đến chuyện cái ghế. Nghĩa đen là tư thế luật sư ngồi ngước mắt nhìn lên quan tòa. Nghĩa bóng là sự bất bình đẳng đang tồn tại trong những pháp đường thâm nghiêm. Và, dẫu là thiểu số, cũng có người đã nói đến việc bỏ tấm giấy chứng nhận bào chữa, một thứ thủ tục hành chính, một hàng rào ngăn cách luật sư đến với thân chủ của mình. Cảm ơn đại biểu QH Bùi Văn Xuyền. Cảm ơn báo điện tử Chính phủ, thật ngạc nhiên, là tờ báo duy nhất đưa chi tiết này.

Cái ghế, hay tấm giấy, đang chỉ là những biểu tượng của một thực tế mà phổ biến là việc các cơ quan tố tụng từ chối cấp giấy chứng nhận bào chữa mà không buồn giải thích lý do, hay lớn hơn, cũng chua chát hơn, là tiếng nói của các luật sư nhiều khi hầu như không mấy ý nghĩa trong những phiên tòa.

Hôm qua, có một chi tiết giàu biểu cảm. Đó không phải là con số 420 tử tù vẫn chưa thể thi hành án vì thiếu thuốc độc. Đó cũng không phải là vấn đề khi Bộ Y tế đang bó tay bó chân trong việc tìm nhập nguồn thuốc độc. Mà nó biểu cảm ở nguyên nhân của việc khó khăn: Các hãng dược, dù bán kháng sinh với giá cắt cổ, đang lắc “không chấp nhận bán thuốc cho Việt Nam sử dụng vào mục đích thi hành án tử hình”. Nó biểu cảm ở lời đề nghị, cũng thật ngạc nhiên, của Viện trưởng VKSND TC về việc “Cần nghiên cứu toàn diện hơn về hình phạt tử hình. Cần sửa luật theo hướng thu hẹp, chỉ áp dụng mức án này với những tội danh gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội, thực sự không thể giáo dục, cải tạo”. Bởi, như lời ông Nguyễn Hòa Bình: “Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận vấn đề này tiệm cận hơn xu thế chung của thế giới”.

Hình như vấn đề luật sư cũng thế. Chúng ta không thể giữ mãi trong đầu tư duy: “đóng cửa” để “bảo nhau” rằng tội phạm thì cần gì phải quan tâm, rằng thế là đã tốt lắm rồi. Bởi trước khi trở thành tội phạm và cả khi phải đứng trước vành móng ngựa, họ, một cách bất biến, vẫn là những con người.

LâmTrực@DT
LâmTrực@

Rảnh vào mấy trang của Ba Sàm, Nguyễn Xuân Diện, Lê Hiền Đức, Ki tô Chúa cứu thế, nữ Vương công lý... mà thấy ngán ngẩm. Thôi thì cũng vào cho biết, chứ anh không hiểu sao mà họ hiếu chiến kinh. Đặc biệt là mấy trang của mấy anh lấy danh Thiên chúa. Ở trên cao, có lẽ Chúa cũng ngán ngẩm vì mấy đứa con bất hiều, bất trị và bất trung này.

Trước đây, anh cứ nghĩ rằng mấy anh theo Thiên chúa từ bi lắm, hóa ra, Chúa nhân từ, nhưng những kẻ theo Chúa ở ta không phải ai cũng như thế.

Đọc một loạt bài, bài nào cũng sặc mùi chống dân tộc, kích động thù hằn với chế độ, với chính quyền, với người dân lương thiện. Thôi thì đưa tin đúng thì chẳng sao, nhưng bịa chuyện, bóp méo sự thật để nói xấu ai đó thì thật là quá thể. Chắc chắn Chúa không dạy bảo họ như thế.

Tò mò một chút, anh thấy mấy cha chỉ chuyên tìm những chuyện vỉa hè rồi thêm tí mắm muối, sáng tác thêm tý cho rùng rợn, và thế là thành một bài, rồi lu loa tung hỏa mù, chẳng biết đâu mà lần. Trên mấy trang này, cũng dành ra một góc để kêu gọi ngoại bang tẩy chay nhà nước, tẩy chay dân tộc. Thật không hiểu nổi nữa. Theo anh, trước khi là một con chiên, họ là một người Việt. Vậy sao họ lại phỉ báng dân tộc nhi? Trên thiên đường Chúa có biết không?

Dân tộc Việt vốn là một trong những dân tộc hòa hiếu nhưng lại thiện chiến bậc nhất trên thế giới. Chỉ tiếc rằng, giờ đây lại sản sinh ra những loại như ngồi nhổ lông trym đưa lên miệng cắn cho bõ tức, hoặc dấm dúi túm năm tụm ba bàn kế chửi đổng. Số khác thì bàng quan tụ thủ kệ mẹ, dân cũng tốt mà tộc cũng được, không có dân tộc cũng chẳng hại đếch gì đến tao. Nhưng, anh cam đoan rằng, đại đa số người dân Việt vẫn giữ nguyên được những phẩm giá của mình. Khi đất nước có biến, kể cả ngoại xâm hay nội xâm, điều đó sẽ khiến trái tim Việt thể hiện sức mạnh. 

Bối cảnh như hiện nay mà mấy anh phản Chúa vẫn cứ nhấp nhổm hy vọng cách mạng "Rân trủ" kiểu Diện liều, Đức dở hơi thì đếch có đâu, anh nói thế cho nó vuông. Biết điều thì quay về lo cuộc mưu sinh đi thôi. Fulro với Chợ Lớn dân ta còn dẹp được, mấy cái quan làm báo, đĩ làm báo hay mấy cái bờ nốc gơ thì làm được cái đếch gì chứ.

Đi ra ngoài đường nghe thiên hạ nói chuyện hoặc lên mạng xem các công dân thời @ bàn tán mới thấy mấy thằng ti toe chống đối, kiếm cái "Tai nạn với chính quyền" để hòng được nổi tiếng chỉ là con rối cho ngoại bang. Khốn khổ thay, họ không biết điều này, vẫn mù quáng gào thét rủa xả, nâng bi bợ đít mấy mụ như Hằng phò, Bích điên, Đức ngố, Tần chập mạch. 

Vô vọng, anh cho là vô vọng. Hãy nhìn lại lịch sử, một lũ lưu vong chống phá, có cả đất tận Thái Lan, có cả sự tiếp tay của Tàu khựa, có cả hậu thuẫn của Mỹ với súng to súng nhỏ, tàu lớn tàu bé, đảng này đảng nọ mà vẫn chết nhe răng, kẻ cầm đầu còn chết biến dạng không thể nhận ra nếu không có công nghệ ADN. Vậy thử hỏi, vài ba kẻ phản phúc ngồi ngoáy mũi bỏ miệng như mấy anh Ba Sàm, Chú Tễu, cậu Cù, Cứu thế, Công lý... thì làm được cái đếch gì? Chẳng gì cả. Rốt cuộc, không tu chính sửa sai thì học đếm đi mà chuẩn bị bóc lịch cho nó lành. 

Mẹ kiếp, cả một xã hội vận hành theo thời cuộc như xe chạy trên đường, không chấp hành luật lệ giao thông thì chỉ có tan xác. Hài đếch tả!

Quay đầu vẫn còn kịp.
Có một số ít người vì những lý do cá nhân mang động cơ hằn học, bất mãn. Bên cạnh đó, cũng có không ít người được coi là có học, biết tư duy độc lập, nhưng lại quá ảo tưởng vào mình. Đây chính là những “con mồi” để bọn Việt Tân (VT) xâm nhập, dụ dỗ, lôi kéo. Khi đã biến loại người này thành công cụ của chúng, ngoài những “hỗ trợ tài chính”, VT không tiếc lời tung hê, nào là “những chiến sĩ dân chủ”, nào là “trí thức tiến bộ”, “hiệp sĩ thời đại”... để tưởng thưởng cho “công lao” chống phá đất nước của họ. Bên cạnh đó, các thế lực chống phá Việt Nam cũng bơm cho những “kẻ lạc lối” “giải thưởng nhân quyền” (với số tiền thưởng hậu hĩnh). Tất cả đều nằm trong âm mưu muốn thực hiện cách mạng màu ở Việt Nam, muốn phá vỡ sự ổn định chính trị để xã hội Việt Nam rơi vào thảm cảnh hỗn loạn, tan nát, đau thương như Ai Cập, Syria và những nước đã và đang bị lôi kéo vào “cách mạng màu”, “mùa xuân Ả Rập””. Nhưng chúng đã quá hoang tưởng...
Đặng Xuân Diệu, Đặng Ngọc Minh, Trần Minh Nhật, Hồ Văn Oanh, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Lê Văn Sơn, Thái Văn Dung, Nguyễn Văn Oai
LÔI KÉO THÀNH VIÊN BẰNG... TIỀN
 
    Sau khi Phạm Minh Hoàng bị bắt, hơn một năm nay, VT không tổ chức được một lớp huấn luyện nào. “Im ắng” được một thời gian, chúng lại nhen nhóm kế hoạch, tiếp tục gây dựng nhóm phản động trong nước (gồm nhiều thành phần: trí thức, luật sư, công nhân...) hòng khởi động lại quá trình đào tạo, huấn luyện của chúng. Chuyên án HM.26 (tiếp nối chuyên án HM.29) đã xác định: tham dự lớp huấn luyện mới có 13 đối tượng (tập trung ở Nghệ An và Trà Vinh - là các nơi đã xảy ra các vụ rải truyền đơn, viết vẽ khẩu hiệu phản động của VT). Phần lớn chúng là thành viên VT, đã nhiều lần tham gia các khóa huấn luyện trước, được trả lương cao với mức 300USD/người/tháng, được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại để làm nhiệm vụ tuyển chọn, phát triển lực lượng. Vụ án “Hồ Đức Hòa cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm an ninh quốc gia, có đông đối tượng tham gia, liên quan đến nhiều địa phương và lĩnh vực, tôn giáo.
     Dưới sự lôi kéo của tổ chức VT, các đối tượng gồm: Hồ Đức Hòa (bí danh Thìn, SN 1974), Đặng Xuân Diệu (bí danh Tất, SN 1979), Nguyễn Văn Oai (bí danh Tý, SN 1981), Nguyễn Văn Duyệt (bí danh Khởi, SN 1980), Nguyễn Xuân Anh (bí danh Hải, SN 1982), Hồ Văn Oanh (SN 1985, bí danh Sự), Thái Văn Dung (SN 1988), Trần Minh Nhật (SN 1988), Đặng Ngọc Minh (bí danh My, SN 1957), Nguyễn Đặng Minh Mẫn (SN 1985, bí danh Ty), Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc (SN 1980), Lê Văn Sơn (bí danh Lê, SN 1985, tại Thanh Hóa), Nông Hùng Anh (SN 1983, bí danh Hoàng) đồng ý tham gia.
    Cũng với một “chiêu bài” cũ rích của VT, nhiều “con mồi” lại tiếp tục sa bẫy. Họ được VT cho tham dự các khóa huấn luyện đấu tranh bất bạo động, kỹ năng sử dụng internet an toàn, kinh nghiệm đối phó với Cơ quan an ninh Việt Nam... do chúng tổ chức tại một số nước Đông Nam Á. Nổi bật là khóa huấn luyện “Quang Trung 711 ” tại Thái Lan từ ngày 25 đến ngày 30-7-2011. Đây là khóa huấn luyện dành cho số đối tượng đã được kết nạp vào tổ chức VT, hoạt động tích cực theo sự chỉ đạo của số cầm đầu để phát triển lực lượng đủ mạnh nhằm thực hiện tham vọng thay đổi chế độ tại Việt Nam. Trong quá trình tham gia tổ chức VT, 13 đối tượng này đã được một số thành phần cốt cán của tổ chức, như: Đỗ Hoàng Điềm, Nguyễn Thị Thanh Vân, Lý Thái Hùng... huấn luyện. Để thực hiện theo đúng kế hoạch của VT, các đối tượng được trang bị phương tiện phục vụ hoạt động như: máy vi tính, máy ảnh, camera bí mật...; được cung cấp tiền để tập trung vào việc tuyển chọn, phát triển lực lượng, tiến hành viết, tán phát tài liệu phản động tại Việt Nam; xúi giục kích động tham gia biểu tình...
    Trên cơ sở tài liệu điều tra, lực lượng An ninh Bộ Công an đã phân thành ba nhóm đối tượng cụ thể: 
    Nhóm 1 - do Hồ Đức Hòa cầm đầu. Đầu năm 2009, thông qua mạng internet, Hòa đã tìm hiểu về tổ chức VT. Trong những lần lang thang vào mạng, Hòa đã kết bạn với một số đối tượng trong VT có bí danh là “Stephen”, “Trần” để trao đổi thông tin và quan điểm cá nhân. Ngay lập tức, Hòa được chúng mời sang Thái Lan. Ngày 26-8-2009, Hòa rủ Đặng Xuân Diệu (bạn Hòa) đi đường bộ qua Lào sang Thái để gặp thành viên của VT. Cả hai nhanh chóng được VT kết nạp vào tổ chức và giao nhiệm vụ phát triển lực lượng trong nước. VT đặt ra điều kiện nếu Hòa, Diệu tìm hiểu, lôi kéo được đối tượng mới thì phải báo ngay cho VT để tổ chức cho các đối tượng ra nước ngoài hoặc số cốt cán của VT trực tiếp về Việt Nam huấn luyện, nhằm mục đích cuối cùng là lôi kéo kết nạp vào tổ chức. Mê muội, mù quáng, Hòa đã chủ động tuyên truyền lôi kéo và giới thiệu kết nạp thêm nhiều đối tượng (đều là bạn bè, người cùng quê của y) vào VT. Sau đó, nhóm Hòa nhiều lần được tổ chức khủng bố, phản động này đưa ra nước ngoài tham gia các khóa huấn luyện về đấu tranh bất bạo động. Chúng lần lượt được kết nạp vào VT.
    Nhóm 2 là ba mẹ con bà Đặng Ngọc Minh. Tháng 3-2009, qua mạng internet, Minh cùng con gái Nguyễn Đặng Minh Mẫn được Nguyễn Thị Thanh Vân (ủy viên trung ương VT) tuyên truyền lôi kéo tham gia VT. Sau khi được kết nạp vào VT, Minh lại chiêu dụ thêm đứa con trai Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc tham gia cùng. Theo chỉ đạo của tổ chức, tháng 4-2010, Minh, Mẫn đã viết khẩu hiệu kích động tán phát tại Trường tiểu học xã Trung Ngãi , Vũng Liêm, Vĩnh Long. Cả ba mẹ con nhiều lần được VT tài trợ tiền bạc, đưa ra nước ngoài tham gia các khóa huấn luyện về đấu tranh bất bạo động, tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc.
    Nhóm 3 là nhóm hoạt động nhỏ lẻ. Mỗi đối tượng trong nhóm này tham gia tổ chức VT một cách độc lập. Lê Văn Sơn, quê Thanh Hóa là đối tượng có quan hệ mật thiết với nhóm đối tượng chống đối nhà nước như Lê Quốc Quân, Lê Thị Công Nhân và một số tu sĩ cực đoan. Vì thế, Sơn thường xuyên thu thập tin tức về khiếu kiện, việc đấu tranh của cơ quan công an với các đối tượng chống đối, các vấn đề bức xúc, nhạy cảm để phục vụ hoạt động tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam. Trở thành thành viên nhóm “doanh nhân trí thức cộng hòa” do Quân phụ trách, Sơn đã tham gia 2 lớp huấn luyện về kỹ năng truyền thông công giáo. Từ ngày 12 đến 13-7-2011, Sơn sang Thái Lan tham gia khóa huấn luyện “Quang Trung 711”. Khi bị bắt, Sơn tỏ ra ngoan cố, liên tục quanh co, chối tội.
    Trong nhóm này còn có sự xuất hiện của Nông Hùng Anh, quê Lạng Sơn. Năm 2009, sau nhiều lần lên mạng chơi, Anh quen biết với một đối tượng tên Toàn. Cả hai thường xuyên trao đổi thông tin về dân chủ, nhân quyền. Sau một thời gian ngắn, Toàn đã chủ động hướng dẫn và cung cấp 700USD để Anh ra nước ngoài tham gia các lớp huấn luyện đấu tranh bất bạo động do VT tổ chức. Ngày 25-7-2011, Anh cùng một người nữa được kết nạp vào tổ chức VT tại Thái Lan.
    Sau thành công của chuyên án, các đối tượng trên bị bắt giữ. Ngày 10-8-2011, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
    Đêm 28-10-2010, cơ quan điều tra đã thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp với Lê Văn Trinh (SN 1946, quốc tịch Mỹ) khi y nhập cảnh vào Việt Nam. Tại thời điểm đó, Trinh bị thu giữ hơn hai ngàn đôla, một danh sách gồm 30 số điện thoại, địa chỉ của số người khiếu kiện trong nước và một số trường hợp nghi cơ sở nội địa của VT. Trinh là đối tượng có quá trình chống đối cách mạng quyết liệt, có kinh nghiệm đối phó với cơ quan an ninh bởi trước kia, khi đang tham gia cách mạng, hắn đã đầu hàng địch, làm nhân viên của phủ đặc ủy trung ương tình báo chế độ Sài Gòn cũ - Ban Z22. Hắn từng bị bắt và bị xử 12 năm tù về tội “gián điệp” trong chuyên án MA90. Năm 2000, Trinh cùng gia đình sang Mỹ định cư. “Dòng máu phản bội” trong Trinh vẫn chảy. Sau khi tham gia tổ chức VT, Trinh đã nhiều lần về nước móc nối, xây dựng cơ sở cho hoạt động khủng bố.
    Sau những việc làm sai trái này, tháng 6-2007, Trinh đã bị cấm nhập cảnh về Việt Nam. Tuy nhiên, hơn một năm sau, từ Mỹ, Trinh về Campuchia để chỉ đạo nhóm sinh viên báo chí phát tán truyền đơn phản động, nhưng kế hoạch bất thành.
Sau khi bị cấm nhập cảnh, Trinh liền tìm cách “thay hình đổi dạng”. Tháng 12-2009, Trinh thuê một công ty dịch vụ ở Mỹ làm hồ sơ đổi tên nhằm che giấu, tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng Việt Nam. Tháng 6-10-2010, Trinh dùng hộ chiếu mang tên Lê Kin (SN 1946) nhập cảnh vào Việt Nam, nhưng hành tung của y đã bị bại lộ.
    Qua công tác đấu tranh, Trinh khai nhận: chuyến về nước lần này, y mang theo năm ngàn đôla nhằm thực hiện ba nhiệm vụ, một: kiểm tra gây dựng lại nhóm báo chí sinh viên, hai: gặp gỡ hỗ trợ số đối tượng khiếu kiện, ba: tìm cách phát triển lực lượng, phục hồi tổ chức “Hội nhân quyền và dân quyền Việt Nam”. Theo lời Trinh, y sẵn sàng chi tiền để kích động các đối tượng tham gia khiếu kiện gây rối.
 
 LỜI THÚ NHẬN CỦA NHỮNG KẺ “ĐI LẠC”
 
    Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Oai đã thốt lên những lời ân hận về hành trình tham gia VT. Năm 2007, Oai từ Nghệ An vào Bình Dương làm công nhân. Tiền lương ba cọc, ba đồng đã làm Oai chán nản. Đầu năm 2010, anh họ Hồ Đức Hòa đến nơi Oai làm để nói chuyện. Hòa đã vẽ ra một cuộc sống mới nhằm lôi kéo Oai tham gia tổ chức VT. Đang lâm vào tình cảnh khó khăn, Oai đã gật đầu đồng ý. Kể từ đó, Oai tham gia vào tổ chức phản động. Đã ba lần Oai được cử tham gia lớp huấn luyện tại Thái Lan, Philippines. Toàn bộ chi phí do Hòa lo liệu. Tháng 11-2010, Thanh Vân yêu cầu Oai đến một khách sạn tại Nghệ An gặp hai thành viên VT (bí danh là Nam, Huy) từ nước ngoài về để làm lễ kết nạp cho Oai vào VT.
   Đầu tháng 1-2011, Oai và Nguyễn Văn Duyệt tiếp tục lên đường sang Thái Lan để được huấn luyện về cách phát triển lực lượng trong nội địa. Cả hai được cấp một máy ảnh và 500USD. Ngày 24-7-2011, Oai cùng đồng bọn từ sân bay Tân Sơn Nhất xuất cảnh sang Băng Cốc. Sau đó cả nhóm được đưa đến trung tâm huấn luyện “Quang Trung 711” - một biệt thự nằm trên đồi, cách Băng Cốc khoảng 200km.
    Sau khóa huấn luyện, nhiều đối tượng đều chuyển từ chế độ làm việc bán chuyên trách sang làm việc chuyên trách toàn thời gian cho VT với lời hứa được trả lương cố định hàng tháng, với mức tối thiểu 300USD/tháng. Để chứng minh ngoại phạm, nhóm Oai được bố trí, cung cấp các hình ảnh phù hợp với một chuyến đi du lịch Thái Lan. Ngoài tiền vé máy bay, chi phí ăn ở, trước khi về nước, mỗi người còn được VT chu cấp từ 300 - 500USD, một USB, máy tính, máy chụp ảnh, camera bí mật để phục vụ nhiệm vụ được giao.
    Ngoài ra, từ lời khai thành khẩn của Oai, cơ quan điều tra đã phát hiện thêm ba đối tượng khác cũng là thành viên của VT, gồm: Nguyễn Đình Cương (SN 1981), Hồ Văn Oanh (SN 1985), Lê Sỹ Sáng (SN 1980, cùng ngụ tại Nghệ An).
    Nguyễn Đặng Minh Mẫn cũng đã thừa nhận tội lỗi của cả ba mẹ con thị khi đã tiếp tay cho VT thực hiện hành vi chống phá nhà nước. Năm 2004, Mẫn và mẹ thường xuyên nghe đài “Chân trời mới” của VT. Sau đó, thị đã chủ động liên lạc với Thanh Vân - phụ trách đài qua email và skype. Tháng 9-2009, Mẫn cùng mẹ xuất cảnh sang Phnompenh - Campuchia tham gia khóa huấn luyện của VT. Trong lần xuất ngoại này, mẹ Mẫn là Đặng Ngọc Minh được kết nạp vào tổ chức, bí danh Ty, thuộc “Nhóm quốc nội”. Theo chỉ dẫn của Nguyễn Ngọc Đức, Thanh Vân; tháng 11-2009, Mẫn xuất cảnh sang Thái Lan để kết nạp vào VT và được giao nhiệm vụ phát triển lực lượng trong nước và phá hoại an ninh trật tự.
    Dù đã nhiều lần “thay hình đổi dạng” và được hà hơi tiếp sức từ những thế lực chống phá Việt Nam, nhưng suốt 32 năm qua, VT chưa bao giờ thoát được sự khinh bỉ, lên án của cộng đồng người Việt sống xa Tổ quốc; cứ vào Google gõ hai chữ “Việt Tân” là có hàng ngàn bài viết chửi bới “mặt trận phở bò”, “khiến chán” không thương tiếc. Điều đó đủ nói lên bản chất bịp bợm, khủng bố của tổ chức phản động này. Vì vậy dù có “tô son trét phấn” thêm bao nhiêu lâu nữa, Việt Tân cũng chỉ là tập hợp hổ lốn của những kẻ phản dân hại nước, cũng chỉ là công cụ chống phá đất nước của ngoại bang!

Theo blog Loa Phường

Blogger templates

Blogger news

Blogroll

Archive

Total Pageviews

Tổng số lượt xem trang

Ad

Follow us on Facebook :P

Your Page links

Được tạo bởi Blogger.

Blog Archive

Followers

Hot Topics