Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

LâmTrực@ (Trích trelangblogspot)
Đúng là thằng tàu khốn nạn thật, đến chuyện như cái lưỡi bò mà nó cũng lách được vào đường ngoại giao. Mẹ kiếp, cao nhân tắc hữu cao nhân trị. Mấy anh em trên FB có hiến vài kế hay, anh liệt kê ra cho anh em phê. Tất nhiên, nhớ đừng quay tay.

# 1. Từ chối đóng dấu vào Hộ chiếu. 

Cách này đã và đang làm, đi đầu là Móng Cái và Lào Cai. Nhưng ta làm hay nhất là vẫn đóng vào giấy thông hành để đảm bảo kiếm cân gạo cho cháu. Ha ha, Tuyệt.

# 2. Cấp thị thực rời.

Một mặt như bình thường, một mặt ghi rõ là Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam bằng cả tiếng Trung tiếng Anh và tiếng Việt. Thằng nào muốn vào vui chơi giải trí hay kinh doanh này nọ đều phải cầm theo, nếu không thì cút.

# 3. Đóng dấu có hình cái kéo cắt ngang cái lưỡi bò.

Ý của bạn này là muốn cho thế giới biết đấy à phản ứng của các nước có liên quan chứ không riêng gì Việt Nam chúng ta.

# 4. Chiện một con dấu có khắc nồi lẩu bò vào Hộ chiếu TQ

Nghe sướng vãi.

Cách này nặng mùi ẩm thực nhỉ? 
Nhưng bạn này lại không đề xuất một chai Mao Đài.

# 5. Phát giấy vệ sinh

Không có đóng dấu đóng má gì hết, cấp cho mỗi thằng Tàu một cuộn giấy vệ sinh có in hình quốc huy tàu và cái lưỡi bò và nhắc chúng rằng, giấy này để chùi đít chứ không lau miệng.

Bạn nào có sáng kiến hay, xin gửi vào còm nhé, cám ơn nhất nhiều....

LâmTrực@

Mỹ ngày hôm nay cho biết nước này không chứng thực bản đồ gây tranh cãi của Trung Quốc in trong hộ chiếu mới, mà theo đó, Bắc Kinh đã tự nhận chủ quyền trên các vùng lãnh thổ tranh chấp với các nước láng giềng.

Không chỉ táo tợn “nhận vơ” hầu hết vùng Biển Đông, bản đồ in trong hộ chiếu mới của Trung Quốc còn "nhận" cả 2 vùng lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền là Aksai Chin và Arunachal Pradesh

“Không, chúng tôi không thể chứng thực được. Quan điểm của chúng tôi về Biển Đông, như mọi người đã biết, là vấn đề này cần phải được đàm phán giữa các bên liên quan, giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc và một hình ảnh in trong hộ chiếu không thay đổi được điều đó”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland khẳng định với các phóng viên trong cuộc họp báo mới nhất.

Trả lời các câu hỏi về vấn đề này, bà Nuland cho biết hộ chiếu cần phải đáp ứng một số tiêu chuẩn quốc tế cơ bản và những tấm bản đồ “lầm lạc” thì không thuộc diện này.

“Đây là một vấn đề pháp lý kỹ thuật, bản đồ này không có ý nghĩa gì trên hộ chiếu hợp lệ cấp visa nhập cảnh vào Hoa Kỳ…”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói.

Bên cạnh đó, bà Nuland cũng cho biết Hoa Kỳ chú ý đến vấn đề này khi hộ chiếu in hình bản đồ “gây tranh cãi” nói trên của Trung Quốc bắt đầu bị từ chối ở một số quốc gia.

“Có lẽ việc này xuất phát từ quan điểm cho rằng đây là động thái khiêu khích của Bắc Kinh, tuy nhiên, chúng tôi sẽ có một cuộc thảo luận về vấn đề này nhưng là về yếu tố kỹ thuật pháp lý trên hộ chiếu”, bà Nuland cho biết.

Cuối tuần trước, hộ chiếu mới ban hành của Trung Quốc có in hình bản đồ với các tuyên bố chủ quyền của nước này đã khiến các nước láng giềng trong khu vực hết sức bất bình và phản đối bằng nhiều biện pháp, hoặc ngoại giao, hoặc bằng hành động.

Không chỉ táo tợn “nhận vơ” hầu hết vùng Biển Đông, bản đồ in trong hộ chiếu mới của Trung Quốc còn "nhận" cả 2 vùng lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền là Aksai Chin và Arunachal Pradesh.

Để đáp lại, Ấn Độ đã dán visa có in hình bản đồ của nước mình, trong đó có hai địa điểm trên, để cấp cho công dân Trung Quốc.

Trong khi đó, Việt Nam và Philippines đã chọn con đường ngoại giao để phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc đưa "đường lưỡi bò" phi lý, ôm trọn cả vùng Biển Đông, nơi Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam có tuyên bố chủ quyền chồng lấn, vào hộ chiếu mới.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông”.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái in trên hộ chiếu phổ thông điện tử nói trên.

Theo Economic Times

<trelangblogspotcom.blogspot.com>

Bài này mềnh copy trên mạng chứ không phải mềnh dạy giai nhà mềnh. Đọc cho vui thoai.
1.- Kẻ thù lớn nhất của con là vợ con.

2.- Ngu dốt lớn nhất của đời con là không hiểu được nó.

3.- Thất bại lớn nhất của đời con là không bỏ được nó.

4.- Bi ai lớn nhất của đời con là phải sống với nó.

5.- Sai lầm lớn nhất của đời con là quyết định lấy nó.

6.- Tội lỗi lớn nhất của đời con là nghe lời nó.

7.- Ðáng thương lớn nhất của đời con là bị nó sai khiến.

8.- Ðáng khâm phục lớn nhất của đời con là con vẫn chịu

được nó.

9.- Tài sản lớn nhất của đời con là những thứ nó đang

giữ.

10.- Khiếm khuyết lớn nhất của đời con là con không lấy

được hai vợ.

Nghe xong, cậu con trai òa khóc. Bà mẹ ngạc nhiên hỏi :

- Sao con khóc ?

- Con thương bố con quá.
ANTĐ - Nhằm né tránh những lời chỉ trích của dư luận quốc tế về việc in bản đồ “có vấn đề” trên hộ chiếu điện tử mới, Trung Quốc nói rằng tuyên bố chủ quyền của Philippines đối với bãi cạn Scarborough là “hiểu sai” luật pháp quốc tế, hãng tin Philippines Daily Inquirer ngày 26-11 cho biết.

Trong một thông cáo gửi đi hôm qua, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila trích dẫn phân tích của Viện nghiên cứu quốc gia Trung Quốc về Biển Đông một lần nữa nhắc lại khu vực lãnh thổ tranh chấp giữa 2 nước mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham là thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc. “Rõ ràng, Philippines đã hiểu sai và áp dụng sai UNCLOS (Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982) trên cơ sở lợi ích riêng của mình, điều này trái với luật pháp quốc tế và UNCLOS”. Theo Viện nghiên cứu trên thì luật pháp quốc tế có một nguyên tắc cơ bản là “đất đai chi phối biển” nên UNCLOS không thể là cơ sở để tuyên bố chủ quyền đối với vùng đảo tranh chấp nói trên.

Tuần trước, Philippines nhắc lại tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough, trong đó trích dẫn một điều khoản của UNCLOS yêu cầu các quốc gia tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế của nhau trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển mỗi nước. Bãi cạn này, nơi diễn ra vụ đối đầu giữa tàu hải quân 2 nước hồi mùa hè vừa qua chỉ cách bờ biển gần nhất Zambales của Philippines 125 hải lý.

Cuối tuần qua, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã nhấn mạnh với các nhà lãnh đạo quân sự tương lai của nước này rằng họ phải giữ vững lập trường trong bất kỳ tranh chấp lãnh thổ nào với Trung Quốc. “Những gì của chúng ta là của chúng ta và chúng ta phải đứng lên để bảo vệ những gì thuộc về mình”, ông Del Rosario nói với học viên tại Học viện quân sự Philippines.

Cùng thời điểm này, việc Trung Quốc phát hành hộ chiếu điện tử mới có in hình bản đồ “đường chín đoạn” gần như coi khu vực Biển Đông là lãnh hải của Trung Quốc khiến căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ tại khu vực Biển Đông leo thang. Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc phản đối Manila mời các nước có liên quan bao gồm Brunei, Malaysia và Việt Nam dự hội thảo 4 bên về tranh chấp biển vào tháng tới.

Yến Chi 
(Theo Philippines Daily Inquirer)
Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012
Trang hasyphu.com (chẳng biết có phải của Hà Sỹ Phu hay của ai đó mạo danh)
có bài viết: "Chào mừng Hội nghị APEC, chúc sự hội nhập!", (xem http://
www.hasiphu.com/binhluan.html), chúng ta nghĩ gì - dù bài viết cũng đã lâu rồi?

Trang hasyphu.com viết: "người tù chính trị" ở Việt Nam và người viết tự nhận
mình là tù nhân chính trị. Xin thưa, ở Việt Nam làm gì có tù nhân chính trị. Ở
Việt Nam chỉ có những người vi phạm pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt
tù giam tại các trại giam. Xin thưa rằng chi phí cho các trại giam, cải tạo phạm
nhân được lấy trực tiếp từ nguồn thuế của nhân dân đóng góp. Mặc dù rất tốn
kém nhưng biết làm sao được vì một mục tiêu cao đẹp hơn: giáo dục, cải tạo
những người vi phạm pháp luật nhận thức rõ hành vi vi phạm ăn năn, hối cải trở
thành những người có ích cho xã hội.

Đọc tiếp theo bài viết mới nhận ra bài viết không phải nói về những "người
tù chính trị " mà đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp. Trang tin viết: "Điều 4 Hiến
pháp thật tai hại cho một Đảng Cộng sản, vì chừng nào nó còn tồn tại thì từng
giờ từng phút nó cứ tự tố cáo với mọi người rằng chủ nghĩa Mác-Lê là một
hệ thống chủ quan, áp đặt, cưỡng bức và thiếu tự tin. (Vì một lô gích rất đơn
giản là : người ta thường phải lo xa, phải “đóng khung tư tưởng” một khi biết
trước rằng thế nào rồi người dân cũng không phục, cũng sẽ nghĩ khác, cũng
sẽ làm khác.Nhưng càng sợ thì nguy cơ khách quan càng thành hiện thực. Thủ
phạm “nói xấu” và “làm xấu” Đảng CS không ai khác hơn là chính điều 4
Hiến pháp! Bỏ được điều 4 ấy nhất định “Đảng ta” sẽ trút bớt được gánh nặng,
thanh thản và “hoà nhập” hơn)." Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu
lịch sử, được nhân dân và chính lịch sử lựa chọn. Thực tiễn đã chứng minh vai
trò to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam cứu nguy dân tộc, giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước và hiện nay đang tiếp tục lãnh đạo nhân dân vững bước tiến
lên. Vậy thì những điều mà hasyphu.com viết ra chính là cái nhìn hằn học vào
lịch sử dân tộc, vào thực tiễn đất nước.

hasyphu.com lại tiếp tục biện minh cho những gì mình đã làm là không vi phạm
pháp luật. Nếu không vi phạm pháp luật, không gây ra nguy hiểm cho xã hội thì
không một cơ quan nào có quyền bắt giữ, điều tra. Chỉ có những kẻ lưu manh
mới bù lu làm um tùm lên như vậy. Nên nhớ trước pháp luật mọi người đều bình
đẳng./.
Tiềm Long
Hà Sĩ Phu, tên thật là Nguyễn Xuân Tụ, sinh ngày 22 tháng 4 năm 1940 tại
Thuận Thành, Bắc Ninh là một nhà khoa học tự nhiên và là nhà văn.
Một số tác phẩm: Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ
(1988); Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân (1993); Chia Tay Ý Thức Hệ
(1995) ...

Hà Sỹ Phu có quan điểm lệch lạc, chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hà Sỹ Phu thường xuyên quan hệ, giao lưu với những phần tử chống chế độ -
lưu manh chính trị; viết nhiều tài liệu chống nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Với những hành vi bất hảo của mình, gây mất ổn định cho xã hội, Hà Sỹ Phu đã
nhiều lần bị điều tra, xử lý về hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Những tưởng Hà Sỹ Phu sớm nhận ra lỗi lầm với xã hội, với nhân dân Việt
Nam, nhưng không, Hà Sỹ Phu lại tiếp tục viết, đăng những bài viết nói xấu chế
độ, kích động hằn thù dân tộc, kích động mọi người biểu tình chống Trung Quốc
- thực chất là làm tay sai cho bọn phản động ở nước ngoài. Mục đích của chúng
là muốn xã hội Việt Nam rơi vào bất ổn, bị các nước cô lập; kế tiếp là hình
thành nên các tổ chức tiến hành lật đổ chế độ.

Con người này không giống như tên của mình, đáng lẽ phải thấy xấu hổ mà cải
tên đi mới đúng. Sỹ Phu, người xưa quan niệm là người có học thức, là người
quân tử. Nhưng xem lại những gì mà Hà Sỹ Phu đã làm thật đáng xấu hổ cho
một con người nói chi đến kẻ sỹ. Ban đầu, Sỹ Phu cũng xuất phát từ mong muốn
góp ý cho Đảng, Nhà nước, song những ý tưởng không có lý trí của ông – “Dắt
tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ” đã bị bọn lưu manh chính trị lợi
dụng, tuyên truyền kích động đòi phản bác lại lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê
Nin; đòi hạ bệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Càng về sau, Hà Sỹ Phu càng lún sâu
vào lẫm lẫn, có những bước trượt dài sai lầm về nhận thức.

Thời gian tới, để giúp cho mọi người có cái nhìn đúng đắn hơn về con người Hà
Sỹ Phu, Tiềm Long sẽ tiếp tục có những bài viết phân tích quan điểm lệch lạc
của người không tự biết xấu hổ cho cái tên đẹp và nhiều ý nghĩa của mình. Thân
ái!

Tiềm Long

---mrhades--
Hiện nay, có rất nhiều tổ chức phản động chống phá cách mạng lợi dụng tình hình căng thẳng ở Biển Đông giữa VN và TQ để thừa nước đục thả câu. Nước ta đang đứng trước tình thế rất căng thẳng: giặc ngoài đang mưu đồ xâm chiếm và thù trong đang gây áp lực. Bọn giặc ngoài thì chúng ta có thể chủ động chống lại và chắc chắn sẽ có sự trợ giúp của quốc tế, thế còn thù trong thì sao? Phải dựa vào chính tinh thần và nghị lực của công dân VN ta thôi. Nếu chúng ta ko tỉnh táo thì chúng sẽ lợi dụng tinh thần yêu nước của chúng ta thông qua việc phản đổi TQ xâm phạm lãnh hải VN để tổ chức 1 cuộc bạo động lật đổ chính quyền.
    Có rất nhiều page yêu nước đã được lập ra. Nhưng trong đó có rất nhiều page do bọn phản động lập ra để dụ dỗ giới trẻ, thanh niên tham gia cùng bọn chúng. chúng đang kêu gọi 1 cuộc tuần hành tại đại sứ quán TQ, nhưng mục đích chính của chúng ở đây là gì khi vấp phải rất nhiều sự đả kích mạnh mẽ của cộng đồng mạng nhưng chúng vẫn cố biện minh và còn bảo Chính phủ đang bật đèn xanh cho chúng. Biểu tình ngay trong đất nước chúng ta thì chỉ là cơ hội cho bọn phản động trà trộn vào mà thôi.
     Tôi  ko thần thánh hóa Đảng và Nhà nước của chúng ta lên, thừa nhận có nhiều chính sách ko hợp lí và còn nhiều bất mãn trong dân chúng nhưng chúng ta đã có 1 đất nước yên bình và có đủ cơm ăn áo mặc, đúng ko? Và thay vì đi biểu tình thì hãy cố gắng học tập, làm việc cho tốt đi, cống hiến đi, giúp đất nước phát triển để ko bị lũ Tàu Khựa nó khinh đi.
Giờ phút này chúng ta cần tỉnh táo và hiểu được cần làm gì và ko nên làm gì? Yêu nước ko phải là làm những việc vô ích như ký tên, biểu tình, ngồi chém trên facebook mà hãy thể hiện bằng cách làm tốt nhiệm vụ của mình, góp sức tiêu diệt bọn phản động ngay trong nội bộ chúng ta, ko để chúng thừa nước đục thả câu và chứng minh cho chúng biết giới trẻ VN có đủ nhận thức để ko bị chúng dụ dỗ, lôi kéo, VN là 1 dân tộc đoàn kết và yêu nước.
 Thế hệ trẻ nên chủ động thức tỉnh và có lập trường tư tưởng vững vàng để thấy đâu là đúng đâu là sai đâu là nên làm ..!

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Trích: trelangblogspotcom.blogspot.com

Những mức độ thất vọng được thể hiện rõ trong các cuộc tự sát chỉ có thể sánh với thất bại lớn của các chính sách Tây Tạng của Trung Quốc trong suốt một thập kỷ nắm quyền của Chủ tịch Hồ cẩm Đào.

Các sinh viên học bộ môn lịch sử và văn học Phật giáo biết rõ những truyền thuyết cổ xưa về những sự hiện thân ban đầu của đức Phật, được mọi người biết đến với cái tên Jataka Tales. Theo một truyền thuyết, đức Phật là một hoàng tử phải chống chọi với một con hổ cái đói khát, tuyệt vọng với 7 con hổ con mới được sinh ra. Điều rõ ràng đối với hoàng tử và nhóm bạn của chàng là con hổ mẹ sẽ xé xác bầy con của chính mình, và có lẽ sẽ giết cả con mồi khác để tiếp tục tồn tại. Trong khi những người bạn của hoàng tử cưỡi ngựa ra ngoài để tìm mồi cho con thú, hoàng tử rạch họng và xả thịt bản thân mình cho con hổ ăn và ngăn không cho nó ăn thịt đàn con của chính mình. Sau sự xả thân này, hoàng tử được đầu thai thành Đức phật – và theo một khuynh hướng khác của nghiệp chướng, 7 con hổ con cuối cùng cũng được đầu thai thành các môn đồ của Đức phật.

Những bức tranh tường minh họa truyền thuyết nổi tiếng này vẫn còn quyến rũ du khách tới thăm những địa điểm Phật giáo có từ 1.400 năm nằm dọc theo Con đường Tơ lụa đã thành huyền thoại. Nhưng câu chuyện nàv đang diễn ra theo kiểu ẩn dụ tàn nhẫn hơn nhiều trong các cộng đồng Tây Tạng. Tháng 1/2012, một đức Lạtma (nhà sư Phật giáo ở Tây Tạng) tên là Sobha biết được rằng các nhà chức trách Trung Quốc đã không chịu cấp hộ chiếu cho ông đi Ấn Độ để tham dự một buổi lễ tôn giáo do lãnh tụ tinh thần Tây Tạng phải sống lưu vong, Đạt Lai Lạtma chủ trì. Sobha đã ghi âm lời nhắn lại kéo dài 9 phút và giấu nó trong bộ áo choàng màu nâu sẫm của mình. Sau đó, ông đã đổ dầu lửa lên mình và châm lửa tự thiêu ở bên ngoài tu viện của ông thuộc tỉnh Thanh Hải. Bức thư tuyệt mệnh của ông tuyên bố ông đã hy sinh thân mình để “xua đuổi sự đen tối… với niềm tin chắc chắn và một trái tim trong trắng giống như Đức Phật đã dũng cảm hiến thân mình cho con hổ đói”.

Ít nhất 53 người Tây Tạng khác đã tự sát kể từ tháng 2/2009 để phản đối các chính sách của Trung Quốc mà Đạtlai Lạtma gọi là nạn “diệt chủng văn hóa”. Trong vụ mới đây nhất, diễn ra vào ngày 6/10, một thanh niên Tây Tạng 27 tuổi tên là Sangay Gyatso đã chết sau khi tự thiêu ở khu vườn tu viện Dokar thuộc tỉnh Cam túc, Trung Quốc. Hai tuần trước đó, một nhà văn Tây Tạng ở tỉnh Thanh Hải tên là Gudrub cũng đã chết vì tự thiêu. Trở lại hồi tháng 3/2012, Grudrub đã viết một bài báo chỉ trích chính sách tăng cường kiểm soát của Chính phủ Trung Quốc ở các vùng Tây Tạng: “Những ai quan tâm đến phúc lợi của người dân khó tránh khỏi những vụ bắt bớ tùy tiện và những vụ đánh đập. Những người Tây Tạng từ chối lên án Đức Đạtlai Lạtma hoặc chấp nhận quyền thống trị của Trung Quốc đối với Tây Tạng đều bị giết hại một cách bí mật hoặc bị làm cho mất tích… Vùng đất tuyết phủ tinh khiết giờ đây đã bị vấy máu đỏ”.

Tự sát là một hành động tuyệt vọng trong bất kỳ cộng đồng nào, nhưng thậm chí còn hơn thế giữa những tín đồ Phật giáo ở Tây Tạng, những người tin rằng việc lấy đi bất kỳ một mạng sống nào (ngay cả của chính bản thân mình) có thể khiến cho một người không có đủ tư cách để đầu thai. Tuy nhiên, đối với những người phải viện đến hành động cấm kỵ này, câu chuyện ngụ ngôn về Đức Phật và con hổ cái mang đến một tia hy vọng rằng những người tự giết họ “với một trái tim trong sạch” vẫn có thể được tái sinh.

Làn sóng tự sát hiến thân hiện nay bắt đầu diễn ra từ cách đây 3 năm ở huyện Đồng Nhân thuộc tỉnh Thanh Hải. Năm 2008, sau khi các cuộc nổi loạn chống chính phủ làm rung chuyển thủ phủ Lhasa của Tây Tạng, trong đó Bắc Kinh cho biết có 19 người chết, chủ yếu là người dân tộc Hán Trung Quốc, các quan chức đã thực hiện lệnh thiết quân luật ở nhiều cộng đồng Tây Tạng. Họ cũng đã gia tăng những nỗ lực buộc giới tăng lữ Phật giáo lên án Đạtlai Lạtma và đẩy mạnh một chương trình ngột ngạt đến khó thở về “giáo dục lòng yêu nước” ủng hộ Bắc Kinh. Việc tăng cường kiểm soát đã làm tăng nỗi tức giận ở Tây Tạng. Tại tu viện Rongpo ở huyện Đồng Nhân, một số nhà sư đã bị các nhà chức trách giam giữ hàng tháng sau khi xảy ra bạo động. Một người trong số họ, 43 tuổi, được biết đã tự sát vào tháng 2/2009 sau khi bị tra tấn trong khi bị giam. Kể từ đó, một trào lưu đều đặn của việc tự sát đã diễn ra, thường mạnh thêm xung quanh những thời điểm quan trọng về chính trị, chẳng hạn như lễ kỷ niệm cuộc đổ máu xảy ra vào tháng 3/2008 hoặc cuộc nổi dậy sớm bị thất bại ở Tây Tạng vào năm 1959 làm Đạtlai Lạtma phải bỏ chạy và lâm vào cảnh sống lưu vong.

Những mức độ thất vọng được thể hiện rõ trong các cuộc tự sát chỉ có thể sánh với thất bại lớn của các chính sách Tây Tạng của Trung Quốc trong suốt một thập kỷ nắm quyền của Chủ tịch Hồ cẩm Đào. Những căng thẳng giữa Bắc Kinh và cộng đồng Phật giáo Tây Tạng đã đến thời điểm tồi tệ nhất trong cuộc bạo động năm 2008 mà Bắc Kinh đã đổ lỗi cho Đạtlai Lạtma. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản theo đường lối cứng rắn của Tây Tạng lúc đó, Zhang Qingli, đã gọi Đạtlai Lạtma là “một con chó rừng trong bộ áo choàng của thầy tu”, trong khi hãng tin Tân Hoa chính thức đã kết tội ông là “kẻ nói dối gian xảo” – ủng hộ các chính sách “giống như sự hủy diệt hàng loạt” để trục xuất người Trung Quốc dân tộc Hán ra khỏi các vùng Tây Tạng truyền thống của Trung Quốc, về phần mình, lãnh tụ tinh thần lưu vong này và là người đoạt giải Nôben Hòa bình năm 1989, đã nói rằng ông cảm thấy bất lực trong việc ngăn chặn các cuộc biểu tình phản đối, nhưng hứa hẹn sẽ từ bỏ chức lãnh tụ tinh thần cộng đồng Phật giáo Tây Tạng nếu bạo động vẫn tiếp tục diễn ra. Sau đó, trong một cuộc trả lời phỏng vấn sau bạo động, ông đã thừa nhận với tạp chí Newsweek rằng ông đã bật khóc công khai khi nhìn thấy hình ảnh những xác chết tả tơi của người Tây Tạng trên điện thoại di động.

Cho đến nay, chiến lược của Bắc Kinh là cuối cùng chờ đợi cái chết của Đạtlai Lạtma, người hiện 77 tuổi, để giúp giải quyết các vấn đề Tây Tạng rắc rối của mình. Sau khi ông này qua đời, các nhà cầm quyền Trung Quốc rõ ràng có kế hoạch xức dầu phong tước hiệu cho một thanh niên Tây Tạng dễ bảo như là một sự hóa thân ngay sau đó của vị Lạtma này và sẽ nuôi dưỡng người này trong khi làm suy yếu hoặc ngăn cản những người khác đòi trở thành Đạtlai Lạtma. (Bắc Kinh đã theo chiến lược này khi Panchen Lạtma thứ 10, lãnh tụ tinh thần Tây Tạng quan trọng thứ hai, đã chết ở Trung Quốc vào năm 1989.) Bắc Kinh dường như hy vọng rằng cái chết của Đạtlai Lạtma này – và cuộc chiến về quyền kế vị không thể tránh khỏi – sẽ làm giảm mong muốn của lớp người Tây Tạng trẻ hơn về quyền độc lập đồng thời củng cố sự khẳng định của Bắc Kinh rằng Tây Tạng luôn thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Trên thực tế, cái chết của Đạtlai Lạtma dường như sẽ có tác động ngược lại: đó là cấp tiến hóa lớp trẻ Tây Tạng, kích động những người biểu tình tiến tới bạo động lớn hơn, làm tan vỡ sự nhất trí hiện nay trong việc ủng hộ “con đường trung dung” ôn hòa của Đạtlai Lạtma theo đó chủ trương quyền tự trị văn hóa và tôn giáo ở bên trong Trung Quốc, nhưng không phải hoàn toàn độc lập.

Trong khi đó, một vài nhà phân tích hy vọng rằng chính sách Tây Tạng của Bắc Kinh có thể dịu bớt sau việc chuyển giao quyền lãnh đạo xảy ra một lần trong một thập kỷ bắt đầu sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 diễn ra vào tháng 11/2012, khi một thế hệ mới các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ lên nắm giữ các vị trí cao nhất trong đảng. Người đứng đầu nhóm các nhà lãnh đạo mới này hầu như chắc chắn sẽ là Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, người được đề cử kế vị ông Hồ Cẩm Đào giữ chức chủ tịch và tổng bí thư đảng. Hơn 3/5 trong tổng số 370 ghế hàng đầu của đảng này cũng sẽ có chủ mới, và lời hứa về những khuôn mặt mới đã khiến một số người Tây Tạng hy vọng về những ngày tốt đẹp hơn ở phía trước. Woeser, một nhà hoạt động và là blogger người Tây Tạng nổi tiếng đã bày tỏ với tờ “Newsweek”: “Tôi cảm thấy lạc quan một cách thận trọng. Tuy nhiên, hệ thống chính trị Trung Quốc là ở đó, và nhiều đơn vị chính phủ vận hành hệ thống đó, vì vậy, tôi không biết là liệu Tập Cận Bình có thể làm được bao nhiêu”.

Đó chính là câu hỏi mà nhiều nhà nghiên cứu Tây Tạng đang đặt ra khi họ phân tích gốc gác gia đình của Tập. Tập là một ông hoàng con, nghĩa là bố mẹ ông có phẩm chất cách mạng tuyệt vời. Người cha quá cố của ông, Tập Trọng Huân, là một cựu phó thủ tướng được biết đến là người có quan điểm khá tự do về cả lĩnh vực kinh tế lẫn chính trị. Ồng Tập bố từng là mũi nhọn dẫn đầu việc hình thành “các đặc khu kinh tế” theo tư tưởng cải cách và gần mang tính tư bản chủ nghĩa của Trung Quốc, điều đã mở ra nỗ lực hiện đại hóa thời hậu Mao của nước này. Và ông đã có điểm mềm yếu về tình cảm đối với các lãnh tụ tinh thần Tây Tạng cấp cao, trong đó có cả Đạtlai Lạtma hiện nay, người nhớ lại cuộc gặp mặt Tập cha vào năm 1954, khi nhà lãnh đạo Tây Tạng này đến Bắc Kinh trong vài tháng để theo học tiếng phổ thông Trung Quốc và chủ nghĩa Mác. Đạtlai Lạtma đã tặng Tập cha một chiếc đồng hồ đắt tiền mua ở Ấn Độ và, như ông nhớ lại trong một cuộc trả lời phỏng vẩn mới đây hãng tin Reuters, ông thấy nhà chính khách Trung Quốc này “rất thân thiện, có đầu óc tương đối cởi mở hơn và rất dễ chịu”.

Quả thực, Đạtlai Lạtma này dường như bị quyến rũ – dù không hoàn toàn bị thuyết phục – bởi khả năng về một thái độ tự do hơn ở Bắc Kinh. Ông nói với hãng tin Reuters rằng ông hy vọng đội ngũ lãnh đạo sắp tới sẽ có một đường hướng “thực tế” đối với các vấn đề Tây Tạng, và ông cảm thấy được “khích lệ” bởi các cuộc gặp gỡ mới đây với các phái viên quả quyết là có mối quan hệ mật thiết với các quan chức cấp cao Trung Quốc. Tuy nhiên, trong một cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Newsweek trong năm ngoái, ông nói ông không muốn làm nảy sinh quá nhiều sự trông mong của cộng đồng lưu vong, Nhớ lại những hy vọng mãnh liệt của ông đối với Hồ cẩm Đào cách đây một thập kỷ, ông nói: “Khi Hồ cẩm Đào lên nắm quyền, một số chuyên gia nước ngoài hy vọng có sự thay đổi tích cực. Nhưng 10 năm đã trôi qua và không có gì xảy ra cả. Tập Cận Bình …đã công khai nói rằng Trung Quốc cần cải cách chính trị …nhưng chúng tôi cũng biết những người Cộng sản là những người bậc thầy về nghệ thuật đạo đức giả.

Nhiều người trong cuộc, cả người Trung Quốc và người Tây Tạng, ngần ngại suy đoán về những xu hướng chính trị của Tập Cận Bình – hoặc khả năng của ông trong việc dẫn đến những thay đổi chính sách ngay cho là ông muốn như vậy, đặc biệt căn cứ vào nỗi ám ảnh của Đảng Cộng sản về sự nhất trí của giới lãnh đạo. “Người cha ông có quan điểm tự do về vấn đề Tây Tạng và đã xử lý rất tốt vấn đề đó nhưng tôi không biết gì về Tập Cận Bình về mặt này,” đó là nhận xét của Bao Tong, một cựu phụ tá cấp cao của cố Tổng bí thư đảng Triệu Tử Dương, người đã bị thanh trừng khỏi đảng sau khi diễn ra các cuộc biểu tình phản đối ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và bị quản thúc tại gia cho đến khi ông chết vào năm 2005. (Bản thân Bao đã trải qua 7 năm trong tù vì tỏ ra đồng cảm với những người biểu tình ủng hộ dân chủ.) Tương tự như vậy, Tenzin Taklna – cháu trai của Đạtlai Lạtma và là thư ký tại văn phòng của vị lãnh tụ tinh thần sống lưu vong – đã nói với tạp chí Newsweek “Thật là khó khăn cho bất kỳ nhà lãnh đạo nào để thay đổi tư duy về một định kiến được thể chế hóa chống lại người dân Tây Tạng”.

Ông nói, “tuy nhiên, chúng tôi, những người Tây Tạng vẫn hy vọng rằng giới lãnh đạo mới sắp tới của Trung Quốc do Tập Cận Bình đứng đầu sẽ tỏ ra thực tế” và họ sẽ hiểu rằng một “chính sách đàn áp đã thất bại trong việc giành được trái tim và khối óc của người dân Tây Tạng”.

Điều rõ ràng là Tây Tạng đã nổi lên như một con bài mặc cả – và thậm chí có khả năng như là một quân át chủ bài – khi mà các nhân vật có nhiều triển vọng của Trung Quốc dùng mánh khóe để giành quyền lực, Theo Robert Barnett, chuyên gia nghiên cứu vấn đề Tâv Tạng ở trường Đại học Columbia, “Năm vừa qua lại cho thấy rằng chúng ta, những người bên ngoài chỉ biết không đáng kể về những gì đang xảy ra trong chiếc hộp đen ghi lại hoạt động chính trị của giới tinh hoa ở Trung Quốc. Tây Tạng đã trở thành một yếu tố quan trọng trong thương lượng bên trong giới tinh hoa, hơn những gì mà chúng ta đã từng chứng kiến trước đây. Và vì vậy nó có thể được coi như một con bài để chơi vào bất kỳ lúc nào”.

Barnett và những người khác chỉ rõ những thay đổi ngày càng tăng trong chính sách Tây Tạng ở cấp địa phương, có thể để đối phó với công luận hoặc như là các biện pháp tránh xung đột. Ở Lhasa, tại các trung tâm giam giữ nơi nhiều người Tây Tạng bị bắt giam trong nhiều tháng sau khi trở về từ các buổi lễ của Phật giáo ở Ấn Độ, Barnett cho biết “các nhà chức trách đã từ bỏ việc nỗ lực buộc mọi người lên án Đạtlai Lạtma hoặc thừa nhận họ đã gặp ông này sau khi một vài người đứng tuổi hơn nói rằng họ sẽ nhảy qua cửa sổ”. Các nhà chức trách cũng rút lui sau khi giới trí thức tự do Trung Quốc chỉ trích họ đã buộc các tu viện Phật giáo Tây Tạng treo các bức chân dung của Mao và các nhà lãnh đạo Cộng sản khác ở những chỗ dễ thấy. Theo Barnett, hiện nay, nghe nói hoạt động này là “tự nguyện” và ông này cho biết thêm tuyên bố trên có thể chỉ là để tô điểm vẻ bề ngoài mà “không có sự nới lỏng trên thực tế

Bất chấp những “sửa đổi rất nhỏ” này như Barnett nói, các vụ tự sát tiếp tục xảy ra. Các vụ việc này vì vậy đã và đang gây náo động, và trớ trêu thay chúng đã mang đến một điểm chung nhất định cho cả Bắc Kinh lần cho Chính quyền Tây Tạng lưu vong. Cả hai bên đã kêu gọi chấm dứt các cuộc phản đối tự gây thiệt hại cho chính bản thân mình. Cuối tháng 9/2012, hơn 400 nhà lãnh đạo lưu vong Tây Tạng đã đến tham dự một cuộc họp đặc biệt ở Dharamsala, Ấn Độ, để bàn về những vụ tự sát và cách làm nản lòng những người Tây Tạng trong việc tiến hành những vụ việc trên như thế nào. Lobsang Sangay, người kế tục Đạtlai Lạtma với tư cách là người đứng đầu chính trị của chính phủ lưu vong vào năm ngoái nói rằng “Sự thật về việc những người Tây Tạng sau hơn 50 năm vẫn đang phản kháng – và dưới hình thức quyết liệt là tự sát – rõ ràng cho thấy họ đang phản đối việc chiếm đóng Tây Tạng và các chính sách đàn áp của Chính phủ Trung Quốc”. Một người phát ngôn của chính phủ này đã kêu gọi Bắc Kinh và cộng đồng quốc tế giúp “tìm ra một giải pháp cuối cùng cho cuộc khủng hoảng” và kêu gọi những người Tây Tạng kiềm chế việc tự sát.

Các nhà chức trách Bắc Kinh cũng muốn chứng kiến việc kết thúc các vụ tự sát. Các quan chức đã bắt giam những người Tây Tạng phổ biến tin về những vụ tự sát, ngăn chặn giới truyền thông và các nhà ngoại giao nước ngoài đến nhiều khu vực Tây Tạng đồng thời tăng cường lực lượng gìn giữ an ninh – bao gồm cảnh sát chống bạo động và các xe cứu hỏa – ở các cộng đồng Tây Tạng. Và trong khi các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc vẫn lên án “bè lũ Đạtlai” khuyến khích tự sát, họ dường như không còn đổ lỗi cho ông về việc đặt kế hoạch hoặc khởi xướng các vụ việc này. Trong một cuộc họp báo sau một phiên họp quốc hội diễn ra hồi tháng 3/2012, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã gây ấn tượng bằng một giọng khoan dung hơn. Ông cho rằng các nạn nhân tự sát “là vô tội” “và chúng ta cảm thấy đau buồn sâu sắc trước những cách hành xử của họ”. Liệu nỗi đau buồn đó có biến thành những thay đổi chính sách hay không vẫn còn phải chờ xem.

Tài liệu tham khảo đặc biệt - TTXVN / NEWSWEEK

Năm ấy anh đã lấy cô gái xinh đẹp, kiêu ngạo đó làm vợ. Cô vợ hỏi anh: “Anh định yêu em như thế nào?”. Thực ra trong lòng cô nghĩ rằng anh sẽ trả lời mình là: “Anh sẽ yêu em đến lúc chết”. Đây là câu mà cô thích nghe nhất.
Nhưng anh đã không nói như vậy, anh chỉ nói: “Anh thường dùng một đôi khăn tắm, một chiếc to và một chiếc nhỏ. Anh hay dùng khăn to để rửa mặt còn khăn nhỏ thì để lau chân. Bây giờ lấy em rồi thì anh sẽ nhường cho em dùng khăn to và khăn nhỏ để anh dùng. Em sẽ mãi mãi dùng cái to còn anh sẽ mãi mãi dùng cái nhỏ có được không?”.

Cô cười ngặt nghẽo và coi đó như là lời hứa của tình yêu vậy! Nhưng vì mới lấy chồng nên cô cảm thấy đó là những lời nói tình cảm ngọt ngào.

Sau đó đúng là anh luôn dùng chiếc khăn nhỏ bé còn đưa cho cô những chiếc khăn to mềm mại, mới mẻ.

Còn nữa, những lúc nhà nấu món cá thì cô luôn ăn khúc giữa còn anh thì luôn ăn khúc đầu và khúc đuôi. Anh nói rằng anh thích ăn như vậy.

Khi đi bên nhau anh luôn đi bên ngoài, còn cô luôn đi bên tay phải của anh. Cô không hề biết rằng đó là những cử chỉ yêu thương nhất anh dành cho cô. Thời gian trôi qua, lâu dần tình cảm của cô đã bị tê liệt nên cảm thấy những cử chỉ ấy của anh chỉ là tính cách của anh mà thôi.

5 năm trôi qua, cô đã quen với sự yêu thương, sủng ái của anh. Lâu dần thì cô lại thấy chán những điều ấy. Người đàn ông nhỏ nhặt ấy có ý nghĩa gì cơ chứ? Cô bỗng thấy anh sao mà chậm chạp, đờ đẫn đến vậy. Anh chẳng biết lãng mạn là gì, không biết đến phong nhã tài hoa… Vì vậy, cô đã có nhân tình. So với nhân tình của cô thì anh còn thiếu sự nhiệt tình, nóng hổi và hoang dã. Anh thiếu mất sự hư hỏng đầy hấp dẫn đối với phụ nữ.

Cũng vì vậy mà cô đã quyết định rời xa anh.

Đi du lịch cùng người tình thì cô bỗng thấy so với anh thì người tình của cô sao mà ích kỷ đến thế. Khi ăn cá, anh ta luôn thò đũa gắp lấy khúc giữa, thoạt đầu cô cứ tưởng anh ta gắp cho mình ai ngờ anh ta lại gắp vào bát của anh ta rồi thưởng thức một cách ngon lành. Anh ta chẳng thèm để ý, hỏi han cô một lời.

Khi đi leo núi, anh ta cứ leo một mạch chẳng để ý gì đến cô, lại còn than thở cô leo chậm nữa chứ. Anh ta cũng chẳng buồn đeo ba lô giùm cô. Cô nhớ những lúc leo núi cùng chồng thì anh luôn vác cho cô tất cả mọi thứ và còn luôn leo đằng sau để ngắm lưng cô. Anh thường nói với cô rằng: “Lưng em rất đẹp!”.

Anh ta mang theo 2 chiếc khăn tắm, một chiếc mới và một chiếc cũ. Khi đi tắm anh ta dứt khoát cầm chiếc khăn mới còn chiếc khăn cũ thì để lại cho cô. Cô ngồi thừ người và chẳng hiểu tại sao nước mắt cứ chảy dài. 5 năm qua sao mà cô ích kỷ đến như vậy. Tại sao hồi đó cô nghĩ rằng đó là những việc anh ấy phải làm. Hoá ra những gì mà cô cho là cúi đầu và nhường nhịn ấy là tình yêu.

Kết thúc chuyến đi du lịch cùng người tình trước dự kiến, cô xách túi về đến cửa nhà thì anh đang đứng đợi ở đó.

Cô đề nghị ly hôn và không ngờ là anh đã thu xếp gọn gàng đồ đạc của cô. Trong chiếc túi xách đó có rất nhiều chiếc khăn tắm to, đó là những chiếc khăn tắm màu hồng, màu trắng, màu vàng đẹp đẽ. Anh nói rằng, em đã dùng quen khăn tắm to rồi nên em cứ mang hết đi.

Cô cầm một chiếc khăn tắm to lên ôm vào mặt… Lát sau cô ngẩng đầu lên nói: “Sau này chúng ta cùng dùng khăn tắm to anh nhé?”.

Lâu lắm không viết blog nhưng hôm nay sau khi đọc xong bài báo này lại muốn viết một cái gì đó. Đúng là có những cách thể hiện tình yêu không phù phiếm, không ồn ào song lại ngọt ngào và bền vững hơn cả.

LâmTrực@Narcis

“Trong trường hợp người mua xe cuối cùng đánh mất nốt giấy tờ mua bán xe hợp lệ thì người bán xe gần nhất phải làm giấy tờ trình báo đến cơ quan chức năng... Người mua xe cuối cùng phải cam đoan tính hợp lệ của xe, đảm bảo trước pháp luật xe đó không phải xe trộm cắp, đục số khung số máy thì vẫn được sang tên đổi chủ”.

Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Công an TP Hà Nội đã có cuộc trao đổi VietNamNet về thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện theo Nghị định 71.

Đại tá Đào Vịnh Thắng.

- Hiện nay, người dân đang rất quan tâm về thủ tục sang tên chuyển chủ, vậy ông có thể nói rõ thủ tục được tiến hành như thế nào?

Thông tư 36/2010 Bộ Công an có quy định về trách nhiệm của chủ xe: Sau khi điều chỉnh thay đổi địa chỉ; đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe; bán cho, tặng xe (tổ chức cá nhân cho tặng); điều chuyển xe phải gửi ngay giấy báo theo mẫu (ban hành theo thông tư) đến cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký xe đó để theo dõi qua đường bưu điện, đến trực tiếp.

Trường hợp sang tên ô tô, xe máy khác huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì đến cơ quan đăng ký xe nơi chủ xe cư trú hoặc có trụ sở để làm thủ tục sang tên.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày làm giấy tờ (mua bán, cho, tặng, thừa kế) xe, người mua hoặc bán xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục sang tên, thay đổi đăng ký xe. Nghiêm cấm mọi hành vi giả mạo hồ sơ, đục số máy số khung đăng ký xe.

- Người đăng ký sang tên đổi chủ phải nộp lệ phí như thế nào, thưa ông?

Lệ phí đối với việc sang tên chuyển chủ đối với ô tô xe máy cũng đã được quy định rất cụ thể.

Trong đó, lệ phí trước bạ sang tên đổi chủ của ô tô là 12%, tính theo giá trị còn lại của xe. Đối với xe máy là 1%, tính theo giá trị còn lại của xe.

Sau khi xong thuế trước bạ rồi quay về đăng ký tại phòng CSGT thì lệ phí đối với người sang tên đổi biển từ 4 số lên 5 số là 150.000 đồng đối với ô tô, 50.000 đồng đối với xe máy.

Làm thủ tục xong 3 ngày thì phương tiện sẽ được cấp biển mới.

- Người dân hiện cũng rất lo ngại về những rắc rối hay khó khăn khi sang tên đổi chủ?

Khi chủ phương tiện đến cơ quan CSGT để làm thủ tục sang tên đổi chủ thì bao giờ cũng phải có thủ tục mua bán, giấy tờ chứng từ kèm theo.

Có trường hợp khi và quệt tai nạn rồi bỏ chạy hay các vụ án liên quan đến hình sự, nếu chiếc xe gây tai nạn hoặc gây án chưa sang tên chính chủ thì sẽ gây khó khăn cho lực lượng CSGT trên đường. 

Nhiều vụ việc khi tai nạn xảy ra, người gây tai nạn bỏ chạy, thông qua biển số xe CSGT có thể xác minh nóng ngay để biết chủ xe là ai. Nhưng thực tế chủ xe đã bán xe qua nhiều lần, sang nhiều chủ khiến công tác kiểm tra xử lý của lực lượng CSGT gặp rất nhiều khó khăn.

- Trong trường hợp người điều khiển xe không phải chủ sở hữu xe gây tai nạn giao thông trên đường, vậy chủ xe có phải chịu trách nhiệm không?

Nếu không sang tên đổi chủ, người đi xe trên đường (không chính chủ) vi phạm luật lệ giao thông, lực lượng tuần tra kiểm soát chỉ xử lý lỗi vi phạm giao thông trên đường.

Trong trường hợp vi phạm đó vượt quá thẩm quyền của chiến sỹ CSGT thì người điều khiển phương tiện sẽ được yêu cầu đưa về các Đội CSGT gần nhất để có bộ phận xác minh nóng ngay chủ xe vi phạm là ai. 

Khi giải quyết, nếu chủ phương tiện không đúng tên đúng chủ phương tiện thì CSGT phải yêu cầu chủ đứng tên sở hữu phương tiện đến để giải quyết cùng với người vi phạm.

Chủ xe phải chứng minh được xe đó là xe cho mượn chứ không phải là không sang tên đổi chủ.

Nếu chủ phương tiện nói tôi đã bán rồi thì đương nhiên người vi phạm luật lệ giao thông đó phải bị xử lý vi phạm về lỗi không sang tên đổi chủ.

Rất khó để xác định xe chưa sang tên chuyển chủ phương tiện nếu người mua xe không khai báo.

- Có những trường hợp xe được mua bán qua 3-4 người và giờ không biết người chủ đầu là ai. Với trường hợp này, liệu có thể làm thủ tục sang tên đổi chủ được hay không?

Trường hợp bán xe qua 3 đến 4 người mà không xác định được chủ đầu, chỉ cần người cuối cùng có giấy bán hợp lệ thì người đó vẫn có thể đến để đăng ký được.

Điều 20, khoản 3 của thông tư 36 Bộ CA quy định, xe mua bán cho tặng qua nhiều chủ trong cùng một tỉnh nhưng chưa làm thủ tục sang tên, sau đó người mua cuối cùng bán tiếp xe sang tỉnh khác thì người đứng tên trong giấy đăng ký xe hoặc người bán xe cuối cùng của tỉnh đó làm giấy khai sang tên di chuyển.

Tuy nhiên phải có đầy đủ giấy tờ mua bán, cho tặng và hợp lệ theo quy định. 

- Nhưng thực tế có rất nhiều người mua xe không biết chủ đầu và không có đủ giấy tờ để sang tên đổi chủ vì không có giấy mua bán xe hợp lệ?

Người cuối cùng phải có giấy bán của người bán xe cho mình và xác minh không phải xe trộm cắp, không phải xe thế chấp tại cơ quan công an thì đương nhiên vẫn sẽ được sang tên chuyển chủ.

Trong trường hợp người mua cuối cùng đánh mất nốt giấy tờ mua bán xe hợp lệ thì đương nhiên phải làm giấy tờ trình báo đến cơ quan chức năng để báo cáo cấp trên (Cục CSGT, GĐ Công an Thành phố) bổ sung vào theo Thông tư điều chỉnh đăng ký phương tiện sang tên chuyển chủ.

Người mua xe cuối cùng phải cam đoan tính hợp lệ của xe, đảm bảo trước pháp luật xe đó không phải xe trộm cắp, xe đục số khung số máy.

Trong trường hợp do cháy nổ, người đăng ký xe chết hoặc mất tích thì phải chứng minh có giấy chứng tử hoặc toà án tuyên bố mất tích.

Nếu có nhu cầu sang tên cho người khác (không có tranh chấp) thì sẽ được giải quyết sang tên chuyển chủ sở hữu.

- Xin cám ơn ông!
Trong năm 2012 Phòng CSGT TP Hà Nội đã làm thủ tục sang tên chuyển chủ, di chuyển 10.385 trường hợp phương tiện ô tô, trong đó sang tên riêng trong Thủ đô Hà Nội là 6.255 trường hợp.
Sang tên chuyển chủ di chuyển đi tỉnh ngoài 4.130 trường hợp.

Thực hiện Nghị định 34 của Chính phủ đối với những trường hợp không sang tên chuyển chủ, cơ quan chức năng đã xử phạt 650 trường hợp ô tô sang tên chậm, không sang tên chuyển chủ theo quy định với mức tiền là 975 triệu đồng.

Đã có 1.948 xe máy sang tên chuyển chủ, trong đó sang tên trong Thủ đô Hà Nội là 582 trường hợp, sang tên chuyển chủ di chuyển ra ngoại tỉnh 1.596 trường hợp.

Vũ Điệp
 (thực hiện)

(Trích: trelangblogspotcom.blogspot.com)

….. Không hiểu sao mình không thích những cái kiến nghị tập thể trên mạng
Mình cũng dị ứng luôn với những ông bà cán bộ, nhà báo về hưu thì biến thành dân chủ. Còn trước đấy, trong nghề nghiệp cũng chẳng đóng góp được cái gì cho ra hồn.
Mình cũng cực chướng mắt với việc một cụ bà hết chất vấn cơ quan này đến chất vấn cơ quan khác, đưa những tố cáo (chưa nói chuyện đúng sai) từ lời khai một phía lên mạng, xông vào hết cơ quan này đến alo cho quan chức nọ.
Tự dưng đi dung dưỡng cho một thứ quyền lực tự phong, chẳng theo cái thể loại nào. Nếu đất nước này có chừng dăm chục bà như thế, nó không những không giúp minh bạch hóa xã hội, mà nó loạn.
Muốn thì cứ tự xác tín lấy thông tin và chịu trách nhiệm; tự đưa ra ý tưởng, ý kiến và chịu trách nhiệm.
Làm riết một hồi thấy NHỐ NHĂNG không chịu được
Nếu mình làm lãnh đạo, gặp chuyện như trên, mình đuổi ra khỏi văn phòng ngay: ông, bà không phải là luật sư, cũng chả phải là người có ủy quyền hợp pháp, chả phải thanh tra và không hẹn trước theo lịch thì tôi không tiếp. Còn tố cáo khẩn cấp thì vui lòng đến công an.
Đến một lúc, cứ chửi bới la ó thì được gọi là dân chủ, thì nguy quá! Lâu nay mình cứ tưởng dân chủ đến bằng tiến trình vận động của xã hội. Chứ nếu dân chủ là chửi bới, thì mấy bà mất gà ở nông thôn Bắc Bộ đã mang dân chủ về cho Việt Nam từ lâu rồi, chả đợi đến trí thức!

Cứ nói đến bọn kí cọt là lại ngứa bẹn quá. Gãi phát đã....
Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012


Gần đây, những kẻ tự xưng là "tuổi trẻ yêu nước" luôn lớn tiếng kêu gọi chống đối lại lợi ích và hành động mà dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam và Chính phủ Việt Nam đang làm. Đã có nhiều người ngộ nhận và lầm tưởng cái gọi là tổ chức "tuổi trẻ yêu nước" là những người yêu nước chân chính, thật sự.
 
Tiếc rằng, thực tế lại không đúng như vậy. Nếu những kẻ tự nhận là "tuổi trẻ yêu nước" chân chính thì hãy nhìn lại bản thân mình xem đã làm gì cho đất nước, cho dân tộc. Hà cớ sao lại đi tìm kiếm những người nhẹ dạ, mơ hồ với hứa hẹn cung cấp lapptop, điện thoại di động, tiền... cho những sinh viên nghèo để xúi bẩy họ vi phạm pháp luật, làm trái lương tâm? Hà cớ sao "tuổi trẻ yêu nước" lại ủng hộ những việc làm sai pháp luật, thậm chí kêu gọi người khác chống lại luật pháp của đất nước như phá rối bầu cử quốc hội, ủng hộ thây ma của chế độ ngụy quyền Sài Gòn???
Vậy họ là ai? Chắc chắn, đó là những kẻ ăn bám, kiếm tiền bằng cách làm đầu sai cho kẻ thù của dân tộc, của đất nước. Chắc chắn, đó là những kẻ không đóng góp được gì cho đất nước, cho dân tộc và nhân dân, nhưng suốt ngày tìm tòi, rình mò những sơ hở, thiếu sót của một cá nhân để thổi phồng thành khuyết điểm chung của xã hội và hy vọng làm như thế sẽ kiếm được bội tiền!!!
Nếu thực sự là "tuổi trẻ yêu nước", thì hãy học theo bao tấm gương của tuổi tre Việt Nam từ xưa đến nay. Đó là Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu xưa kia và hiện nay là bao gương mặt trẻ tiêu biểu cho hàng chục triệu thanh niên Việt Nam đang ra sức học tập, cống hiến, làm dạng danh cho Tổ quốc, cho dân tộc. Nếu là "tuổi trẻ yêu nước" thì hãy trở về quê hương, tham gia đóng góp vào nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đóng góp vào việc xây dựng đất nước phồn vinh. Làm được như vậy, chẳng phải tự xưng, tất yếu cũng được vinh danh là tuổi trẻ yêu nước.
Cha ông ta đã từng có câu "hữu xạ tự nhiên hương", không cần phải xưng danh này nọ, mà chỉ cần hành động có lợi cho dân tộc, cho đất nước, tự nhiên sẽ được coi là yêu nước.
Còn đối với những kẻ mạo danh yêu nước như Nguyễn Thiện Thành, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên và bao kẻ khác đang ở Mỹ, ở nước ngoài khác... thì chỉ xứng danh con cháu của Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Nguyễn Ánh,... mà thôi. Mong sao những kẻ này sớm tỉnh ngộ, đời còn dài, còn nhiều cơ hội để làm những việc thực sự có ích cho dân tộc, cho đất nước.



Chắc chắn giờ đây Nguyễn Phương Uyên đang phải ăn năn, hối lỗi với việc làm của mình. Mới 20 tuổi đời, đã mang một vết nhơ cho tương lai của mình, cho gia đình và dòng họ! Đáng lẽ ở tuổi của em, hãy chăm chỉ học tập, khổ luyện thành tài, để đến tốt nghiệp đại học, có điều kiện cống hiến cho đất nước. Đấy mới thể hiện đúng là "tuổi trẻ yêu nước".
Chúng tôi tin rằng, tự em không thể và không bao giờ làm như thế. Tuy nhiên, tiếc rằng, chỉ vì một chút lợi ích cá nhân, em đã bị kẻ xấu lợi dụng.
Việc làm của em khiến em phải chịu thiệt thòi vì sự nghiệp học hành dang dở, cuộc sống tương lai khó khăn. Nhưng điều đó cũng ví như việc "quýt làm cam chịu". Tức là, kẻ khác nhằm đạt mục đích đen tối của mình, đã kéo em vào cuộc, đưa em vào tình cảnh "chịu tội" để chúng nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và tiếp tục đi tìm những người khác như em để lôi kéo, lừa vào bẫy. Nói cách khác, em chỉ là con tốt thí trong ván cờ của những kẻ đó mà thôi.
Em mới 20 tuổi, đời còn dài, còn nhiều cơ hội chuộc lỗi. Chắc chắn, em đang mong ước được tiếp tục học tập để trở thành người có ích trong tương lai. Điều này hoàn toàn có thể và hoàn toàn phụ thuộc vào em. Lập công chuộc tội, đó là con đường đúng đắn nhất lúc này đối với em. Mong em sớm tỉnh ngộ, sớm nhận ra lỗi lầm, sớm nhìn rõ bản chất và mặt nạ của những kẻ xưng là "tuổi trẻ yêu nước". Theo đó, hãy tìm cách tố cáo, vạch mặt những kẻ đã lôi kéo em vào tội lỗi. Đó vừa là cách "tự cứu mình", đồng thời cũng góp phần cứu những sinh viên khác như em đang bị kẻ xấu lợi dụng./.

Blogger templates

Blogger news

Blogroll

Archive

Total Pageviews

Tổng số lượt xem trang

Ad

Follow us on Facebook :P

Your Page links

Được tạo bởi Blogger.

Blog Archive

Followers

Hot Topics